Yếu tố dạng thấp RF là một trong những phương pháp dùng để xác định có bị mắc viêm khớp dạng thấp hay không. Vậy sử dụng yếu này này như thế nào, nên sử dụng vào thời điểm khi nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu.
Yếu tố dạng thấp RF là gì?
Tên đầy đủ của yếu tố dạng thấp RF là Rheumatoid Factor. Đây là một xét nghiệm được thực hiện với mục đích kiểm tra sự hiện diện của RF- một kháng thể trong máu bệnh nhân khi bị nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp.
Kháng thể này được tạo ra từ hệ miễn dịch của con người, có khả năng tự sinh và có thể tấn công vào mô và tế bào của cơ thể.
Khi ở điều kiện bình thường yếu tố RF sẽ nằm trong giới hạn cho phép là dưới 12U/ml nhưng nếu vượt quá giới hạn này sẽ có sự phá hủy tế bào – đây chính là biểu hiện của viêm khớp dạng thấp.
Cơ sở xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF là một trong những xét nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm này được dựa trên việc kiểm tra và đánh giá sự có mặt của kháng thể RF ở trong máu.
Cơ sở của xét nghiệm là dựa trên kháng thể RF – một loại kháng thể được sản sinh bởi hệ miễn dịch của con người. Một điều đặc biệt là kháng thể RF còn được gọi là kháng thể tự sinh bởi nó có nhiệm vụ tấn công chính các mô của cơ thể. Nguyên nhân là do kháng thể nhầm lẫn các mô của cơ thể với các protein lạ xâm nhập vào cơ thể.
Xét nghiệm yếu tố RF trong viêm khớp dạng thấp khi nào?
Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng yếu tố xét nghiệm dạng thấp RF. Chỉ khi người bệnh có một trong những dấu hiệu sau:
- Bệnh nhân bị sưng đau bất thường mà không tìm ra nguyên nhân, các vị trí sưng đau thường xuất hiện ở các khớp.
- Bệnh nhân khó khăn trong quá trình di chuyển hoặc vận động
- Thường xuyên mệt mỏi, đôi khi xảy ra sốt nhẹ hoặc sút cân.
- Sưng đau khớp kéo dài và liên tục tái phát.
Những biểu hiện này thường diễn ra liên tục, mới đầu thì kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF có thể âm tính nhưng sau nhiều lần có thể mang đến kết quả dương tính. Trong nhiều trường hợp cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.
Các bước xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF
Thực tế các bước tiến hành xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF khá đơn giản bởi những bước quan trọng sẽ do máy móc thực hiện. Nhờ vậy kết quả thu được cũng mang tính chính xác và độ tin cậy cao. Dưới đây là những bước cụ thể để tiến hành xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF:
Bước 1: Thăm khám
Để xác định chính xác tình trạng người bệnh thì người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám đồng thời xác định tình trạng bệnh chính xác nhất. Dựa trên triệu chứng cũng như thông tin người bệnh đưa ra các bác sĩ sẽ quyết định có tiến hành xét nghiệm viêm khớp dạng thấp hay không. Nếu có người bệnh sẽ được giải thích về những vấn đề và công việc cần thực hiện trong trường hợp này.
Bước 2: Lấy mẫu để xét nghiệm
Để tiến hành bước này người bệnh cần cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết cũng như tiến hành lấy 3ml máu tĩnh mạch cho vào ống đựng mẫu. Ống đựng mẫu sau đó sẽ được đem ly tâm để có thể xét nghiệm và tách huyết thanh phục vụ cho quá trình xét nghiệm.
Bước 3: Tiến hành xét nghiệm
Sau khi tách được huyết thanh mẫu xét nghiệm sẽ được đưa vào máy xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF. Sau một thời gian sẽ cho ra kết quả. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả để đưa ra kết luận.
Thông thường kết quả sẽ được phân chia thành những trường hợp như sau:
- Nếu kết quả RF<12U/ml: Lượng yếu tố dạng thấp được lưu hành trong máu đang nằm trong giới hạn bình thường.
- Kết quả RF bằng hoặc >14U/ml: yếu tố dạng thấp trong máu đang vượt quá giới hạn cho phép, rất có khả năng người bệnh đã mắc viêm khớp dạng thấp.
- Trong một số trường hợp dù mang lại kết quả âm tính nhưng nếu nghi ngờ bác sĩ có thể tiến hành thực hiện những xét nghiệm khác như tốc độ lắng máu ESR, anti CCP để đưa ra kết quả chẩn đoán thích hợp nhất.
Đánh giá yếu tố dạng thấp RF
Để đánh giá yếu tố dạng thấp RF có rất nhiều yếu tố. Thông thường để đánh giá được sẽ dựa trên kết quả phân tích yếu tố dạng thấp RF. Trong nhiều trường hợp kết quả đưa ra có thể sai lệch hoặc ít chính xác, gây ảnh hưởng đến quá trình thăm khám và đánh giá.
bên cạnh đó cần quan tâm đến một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng như:
- Tuổi tác: Bệnh nhân lớn tuổi có thể cho kết quả xét nghiệm dạng thấp RF cao hơn so với người bình thường
- Do sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc như kháng viêm non hoặc Aspirin có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
- Do tiền sử tiêm vắc xin hoặc xét nghiệm máu trong thời gian gần
- Bệnh nhân có bệnh lý nền như máu nhiễm mỡ hoặc đục huyết thanh.
Sử dụng yếu tố dạng thấp RF để xác định viêm khớp dạng thấp được đánh giá là phương pháp có độ chính xác cao, nhanh chóng và hiệu quả. Quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín để có thể có quá trình thăm khám tốt nhất và có được chỉ định thích hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Chúc bạn đọc thành công!