Xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan tiêu hóa của cơ thể. Căn bệnh này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những nguy hại khôn lường đối với với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh xuất huyết dạ dày trong bài viết dưới đây.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu ra khỏi lòng mạch. Vùng dễ bị chảy máu nhất là vùng hang vị dạ dày, người bệnh có thể đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Để càng lâu thì tình trạng xuất huyết càng khó kiểm soát.

Hầu hết các bệnh nhân mắc xuất huyết dạ dày là hệ quả của căn bệnh viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống hoặc mắc các bệnh về dạ dày trước đó. Xuất huyết dạ dày có thể mắc ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là từ độ tuổi 20 đến 50 – những người đang trong độ tuổi lao động nhiều nhất.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến dưới đây.
Do viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên xuất huyết dạ dày. Thông thường tình trạng viêm loét sẽ xảy ra ở niêm mạc dạ dày, sau đó sẽ lan rộng ra dần và bào mòn thành dạ dày. Cho đến giai đoạn tiến triển nặng sẽ khiến cho đường tiêu hóa bị chảy máu. Ngoài tiệm net dạ dày người bệnh cũng có thể bị mắc ung thư dạ dày, polyp dạ dày gây tổn thương lòng mạch dạ dày.
Do tổn thương mạch máu dạ dày
Vì sự tác động nào đó mạch máu bên trong dạ dày tá tràng cũng có thể bị tổn thương. Chúng có thể bị rách hỏng, phình vỡ gây xuất huyết trong lòng dạ dày. Sự tổn thương của các mạch máu bên trong lòng dạ dày rất khó phát hiện. Người bệnh có thể bị loạn sản máu, u máu trong gan, hay dieulafoy – tình trạng xuất huyết không kiểm soát…
Do lạm dụng thuốc
Một nguyên nhân mà ít ai biết đến xuất phát từ việc lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh. Trong đó không thể không kể đến thuốc chống đông. Thông thường thuốc chống đông được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng máu bị vón cục ở các vùng tĩnh mạch và động mạch. Tuy nhiên nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày thực quản.
Do mắc bệnh Hemophilia
Hemophilia làm căn bệnh máu khó đông, đây là một đoạn rối loạn máu ở người bệnh. Những người mắc căn bệnh căn bệnh này thường rất khó cầm máu, dễ chảy máu khó kiểm soát. Người bị Hemophilia làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết dạ dày hơn hẳn so với những người bình thường.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hoạt không hợp lý cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Sử dụng bia, rượu, thuốc lá: việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá đều có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới dạ dày tá tràng. Chất cồn trong bia rượu hay khói thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của dạ dày, gây viêm nhiễm và bào mòn dạ dày.
- Thường xuyên ăn đồ cay, nóng: tương tự như các chất kích thích thường xuyên ăn các đồ cay nóng có thể khiến thành dạ dày bị viêm nhiễm, tổn thương, bào mòn nhanh chóng. Lâu ngày dạ dày bị viêm nhiễm nặng sẽ dẫn tới xuất huyết.
- Căng thẳng, stress kéo dài: stress căng thẳng kéo dài thức đêm quá muộn… đều là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tăng khả năng mắc phải căn bệnh xuất huyết dạ dày. Khi bạn trong tình trạng căng thẳng hệ thần kinh bị kích thích, dạ dày cũng bởi kích thích tự động và tiết ra dịch vị lớn. Lượng dịch này có thể làm tổn thương tới dạ dày tá tràng.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Để có thể phát hiện kịp thời xuất huyết dạ dày người bệnh cần nắm được một số dấu hiệu cụ thể. Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo bệnh cần biết:
- Đau thương vị dạ dày: Người bị xuất huyết dạ dày sẽ xuất hiện các cơn đau dữ đội tại vùng thượng vị. Các cơn đau này lan rộng nhanh chóng, bụng căng cứng và kéo dài.
- Sắc tố da thay đổi: Khi dạ dày bị tổn thương, các hoạt động cũng bị đình trệ. Chất dinh dưỡng không được chuyển hóa để cung cấp cho cơ thể khiến da dẻ nhợt nhạt, thiếu sức sống.
- Hoa mắt, chóng mặt: Tình trạng mất máu khiến người bệnh bị thiếu máu, tụt huyết áp nhanh chóng. Kèm theo đó là trạng thái toát mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt.
- Nôn ra máu: Một số người bệnh thậm chí còn nôn ra máu khi dạ dày xuất huyết quá nhiều. Lúc này tình trạng bệnh đã đẩy đến mức báo động, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.
Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
Rất nhiều bệnh nhân lo lắng không biết liệu xuất hiện dạ dày có chữa trị được không. Trên thực tế, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng xuất huyết, kiên trì chữa trị có thể chữa khỏi được căn bệnh này. Tuy nhiên trong trường hợp tình trạng xuất hiện nặng, điều chữa trị sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí khó có thể chữa được khỏi hoàn toàn. Khi chữa bệnh cần chữa dứt điểm, không chữa ngắt quãng hay dừng lại khi thấy đỡ. Căn bệnh xuất huyết dạ dày có thể tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị xuất hiện dạ dày khác nhau. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương hướng chữa bệnh phù hợp. Hiểu được mức độ nguy hiểm của xuất huyết dạ dày, người bệnh cần có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh để các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, thậm chí đến tính mạng của bản thân.
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Việc lựa chọn mổ hay không mổ khi xuất huyết dạ dày cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng của bệnh nhân…

Đối với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, chỉ là vết thương nhỏ, chảy máu không đáng kể thì bệnh nhân chưa cần phẫu thuật. Các chuyên gia y tế sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: thuốc cầm máu, thuốc chống viêm, làm giảm acid dịch vị dạ… Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi thường xuyên và chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.
Biện pháp phẫu thuật được áp dụng đối với những trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, tổn thương sâu. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khâu dạ dày nhanh chóng nhất có thể để ngăn chặn tình trạng mất máu quá nhiều. Phẫu thuật hiện nay sẽ có các phương pháp khác nhau như: phẫu thuật mổ truyền thống, phẫu thuật nội soi… Việc lựa chọn cách thức nào sẽ được quyết định dựa trên tình trạng và nguyện vọng của bệnh nhân. Hậu phẫu, người bệnh cần phải được nghỉ ngơi vài tuần đến vài tháng, tình trạng sức khỏe sẽ được theo dõi sát sao để có các biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Hẹp môn vị là bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị thế nào?
- Viêm phù nề hang vị là gì? Các mức độ viêm phù nề hang vị
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh hết sức nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không nên coi thường. Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần chủ động phòng tránh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, thăm khám bệnh định kỳ để đảm bảo sự an toàn cho chính mình.