Xẹp đĩa đệm là chứng bệnh không hề hiếm gặp, bệnh thường kéo theo các cơn đau nhức khó chịu, nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí là tàn phế. Vậy, xẹp đĩa đệm là bệnh gì? Có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.
Xẹp đĩa đệm là gì?
Xẹp đĩa đệm là hiện tượng lớp nhân keo trong đĩa đệm hao hụt làm cho đĩa đệm xẹp dần xuống. Chứng bệnh này khởi phát khi đĩa đệm ở tình trạng mất nước dài ngày, khiến độ đàn hồi và dẻo dai của đĩa đệm nhanh chóng sụt giảm. Bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp hơn ở nhóm người cao tuổi do hiện tượng lão hoá tự nhiên.
Triệu chứng xẹp đĩa đệm
Cũng như thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm thường xuất hiện với một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Đau nhức vùng thắt lưng: Cơn đau diễn ra đột ngột với cường độ đau tăng lên khi người bệnh vận động và giảm đi nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị kịp thời, mức độ đau sẽ tăng lên theo thời gian.
- Co cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng. Vì vậy, bệnh nhân phải phải mất một lúc mới có thể hoạt động bình thường được.

Nguyên nhân xẹp đĩa đệm
Tình trạng xẹp đĩa đệm có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, gồm cả nguyên nhân ngoại sinh và nội sinh, cụ thể:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ gặp phải thương tổn của cơ thể càng cao, đặc biệt là hệ xương khớp. Trong đó, đĩa đệm là một trong những bộ phận phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Lúc này, nhân nhầy và lượng nước trong đĩa đệm giảm đi đáng kể, cộng với sự lão hoá tự nhiên làm cho đĩa đệm xẹp dần.
- Chấn thương: Những chấn thương gây ra bởi tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… cũng làm xẹp đĩa đệm nếu như bệnh nhân không chữa trị triệt để, kịp thời.
- Bệnh lý về xương khớp: Các bệnh về xương khớp là nguyên nhân dẫn tới xẹp đĩa đệm ở nhiều bệnh nhân. Do đó, khi gặp phải các bệnh về xương khớp như thoái hoá, loãng xương, bạn nên chữa trị sớm để ngăn ngừa các thương tổn tại đĩa đệm.
- Tính chất công việc: Nhân viên văn phòng hay những đối tượng làm việc lâu với một tư thế, ngồi nhiều cũng sẽ gây ra áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
- Trọng lượng cơ thể: Cân nặng quá lớn sẽ gây ra nhiều áp lực đối với cột sống, đĩa đệm sẽ phải chịu lực tác động lớn, tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến đĩa đệm bị mất nước, xẹp xuống và khó tiết dịch mới.
Xẹp đĩa đệm có chữa được không?
Xẹp đĩa đệm có chữa được không còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, tình trạng bệnh lý và giai đoạn người bệnh đang gặp phải.

Chứng bệnh này thường phát triển theo 3 giai đoạn đó là:
- Giai đoạn một: Biểu hiện lỏng lẻo bắt đầu xuất hiện ở đĩa đệm, các đốt xương bắt đầu sát lại gần nhau như bị dồn lực nhưng đốt xương lúc này chưa bị thoái hoá. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm thì có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh và lấy lại được sức khỏe cho xương khớp.
- Giai đoạn hai: Khi bước vào giai đoạn này, các đốt xương đã liền với nhau, đĩa đệm xẹp và co rút lại. Thời điểm này cũng là lúc gai xương và những bệnh liên quan bắt đầu hình thành.
- Giai đoạn cuối: Lúc này, các đốt xương đã dính với nhau thành một khối gây ra các cơn đau đớn cho người bệnh và không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Do đó, khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, bạn hãy đi khám và điều trị ngay, không được chủ quan vì chúng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa xẹp đĩa đệm
Ngày nay với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh xẹp đĩa đệm được áp dụng tuỳ thuộc và tình trạng bệnh và nhu cầu của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách khắc phục và cải thiện triệu chứng của bệnh lý này bạn có thể tham khảo.
Mẹo dân gian
Những mẹo chữa bệnh theo dân gian từ các thảo dược thiên nhiên có khả năng giảm đau nhanh, rất hữu ích đối với việc kiểm soát cơn đau do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, nguyên liệu cho các bài thuốc này cũng rất dễ kiếm và không đắt tiền, cách thực hiện lại đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà.
Tuy nhiên, cách chữa trị này chỉ phù hợp với những người mới mắc bệnh và bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Để biết chính xác tình trạng bệnh và loại thuốc phù hợp với mình, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.
Thuốc tân dược
Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh dân gian, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen
- Thuốc chống viêm không steroid: Meloxicam, Aspirin và Ibuprofen,…
- Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Eperisone, Cyclobenzaprine
- Thuốc hỗ trợ hệ xương khớp như Bisphosphonate
Cần lưu ý rằng, các loại thuốc trên chỉ có thể dùng trong thời gian ngắn. Vì vậy, bệnh nhân cần hết sức chú ý khi sử dụng. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc để hạn chế các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Áp dụng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là biện pháp giúp đẩy nhanh việc sản sinh nhân nhầy đĩa đệm, nhờ vậy giảm hiện tượng khớp xương cọ vào nhau gây đau nhức. bên cạnh đó, liệu pháp trên còn giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động bằng kỹ thuật kéo giãn cột sống, giảm áp lực đè nén lên đĩa đệm.
Vì sử dụng tác động cơ học để trị bệnh nên để đạt được hiệu quả trị liệu như mong muốn, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Thực hiện phẫu thuật
Biện pháp phẫu thuật được chỉ định khi đã áp dụng phương pháp trị liệu bảo tồn trong thời gian dài mà không có tác dụng. Bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và mức độ bệnh.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc, luyện tập hợp lý nhằm kích thích đĩa đệm mới tái tạo, tăng độ linh hoạt cho cột sống và ngăn bệnh tái phát trở lại.
Xem thêm:
- Bệnh án thoát vị đĩa đệm – tài liệu không thể thiếu trong quá trình điều trị
- Lồi đĩa đệm là gì? Có chữa khỏi được không?
Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng xẹp đĩa đệm để có thể nhận biết và chữa trị kịp thời. Đây là chứng bệnh nguy hiểm nên khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhé.