Chụp X-quang cột sống là phương pháp được sử dụng phổ biến trong kiểm tra và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cột sống. Đây là vùng xương quan trọng, có công dụng nâng đỡ và định hình vóc dáng của cơ thể. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chụp x-quang cột sống cổ
X-quang cột sống là kỹ thuật sử dụng tia bức xạ X đi xuyên qua mô và các thành phần khác tại cột sống thông qua một loại máy đặc biệt. Qua đó, hình ảnh thu được giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng cột sống và nguy cơ mắc bệnh có thể xảy ra.
Chụp X-quang cột sống cổ có nghĩa là sử dụng kỹ thuật này chụp 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7 trên cơ thể. Ngoài cấu trúc xương và đốt sống, hình ảnh thu được còn cho thấy vòm họng, dây thanh quản, amidan, khí quản và nắp thanh quản.
Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu chụp X-quang trong trường hợp nghi ngờ mắc một số bệnh hoặc chấn thương tại vùng cổ như thoái hóa cột sống cổ, biến dạng cột sống, gãy xương, trật khớp, khối u bất thường,…
Chụp x-quang cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng kết nối với xương sườn để tạo nên khung xương chắc chắn, che chở và đảm bảo cơ thể thực hiện các vận động một cách linh hoạt. Cấu tạo cột sống thắt lưng bao gồm các đốt sống L1 đến L5, đĩa đệm, lỗ ghép thắt lưng, dây chằng, ống sống, rễ và dây thần kinh tủy sống.
Chụp X-quang cột sống thắt lưng sẽ cho thấy hình ảnh và sự bất thường (nếu có) của các bộ phận trên. Ở vùng xương này, một số chấn thương và bệnh lý cần thực hiện chụp X-quang được liệt kê như sau: Thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống, u xương, gai xương, lao cột sống,…
Chụp x-quang cột sống ở đâu?
Chụp X-quang cột sống được sử dụng để xác định nguyên nhân của các triệu chứng bất thường. Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả cao nên hầu hết các bệnh viện đều ứng dụng chụp X-quang cho các xét nghiệm liên quan đến xương khớp. Do đó, người bệnh có thể lựa chọn một trong các bệnh viện uy tín dưới đây.
- Bệnh viện đa khoa Việt Đức: Khoa cơ xương khớp tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) luôn là địa chỉ tin cậy đối với người bệnh cả nước. Nơi đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thiết bị hiện đại và có nhiều năm kinh nghiệm xử lý bệnh về cột sống phức tạp.
- Bệnh viện Bạch Mai: Khoa cơ xương khớp tại bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đi đầu trong ngành nội khoa về xương khớp. Bệnh viện Bạch Mai sở hữu các trang thiết bị hiện đại nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
- Bệnh viện E Trung ương: Trung tâm cơ xương khớp tại Bệnh viện E đã đi vào hoạt động từ năm hàng chục năm nay. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu cùng cơ sở y tế đạt chuẩn, người bệnh có thể yên tâm chụp X-quang cột sống và điều trị bệnh tại đây.
Bên cạnh những địa chỉ được kể trên, có rất nhiều bệnh viện trên khắp cả nước đang cung cấp dịch vụ chụp X-quang. Kỹ thuật này được thực hiện sau khi người bệnh đã được khám lâm sàng và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có tới bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chụp x-quang cột sống giá bao nhiêu?
Chụp X-quang cột sống giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thông thường, ở vị trí này, người bệnh có thể được chỉ định chụp một đến hai góc để thấy rõ tình trạng cột sống. Hơn nữa, giá thành ở mỗi cơ sở y tế cũng có chút chênh lệch.
Theo một số thông tin tham khảo, giá chụp X-quang cột sống rơi vào khoảng 120 đến 200 nghìn đồng cho một lần chụp. Trong đó, X-quang cột sống thắt lưng sẽ đắt hơn chụp cột sống cổ từ 20 đến 40 nghìn đồng. Hơn nữa, người bệnh được khấu trừ nếu đem theo bảo hiểm y tế.
Như vậy, có thể thấy chi phí cho việc thực hiện kỹ thuật này khá phải chăng mà hiệu quả chẩn đoán rất hiệu quả. Tuy nhiên, tia X là một tia bức xạ có hại cho cơ thể nên người bệnh chỉ được chụp khi cần thiết và có sự đồng ý của bác sĩ.
Cách đọc phim x-quang cột sống
Tùy từng trường hợp mà hình ảnh thu được sau khi chụp X-quang sẽ khác nhau. Mặc dù vậy, để đánh giá, chúng ta cần chú ý quan sát sự bất thường tại cột sống qua các bộ phận. Cụ thể như sau:
- Phân tích sự thẳng hàng của cột sống: Đường dọc phía trước thân sống, đường dọc phía sau thân sống, đường phần mềm trước cột sống, đường mảnh gai,…
- Đánh giá xương: Xem xét chiều cao, hình dạng xương và các thành phần phía sau bao gồm mấu khớp trên/dưới, cuống sống, khuyết eo, lỗ liên hợp. Hơn nữa, cần đo đường kính trước sau ống ống có bình thường hay không (ở cổ >13mm, ở lưng >15mm).
- Sụn khớp và các mô mềm: Đánh giá chiều cao và đậm độ của đĩa đệm; tình trạng thoái hóa hoặc trượt mấu khớp; sự thay đổi ở mô mềm (di căn, tụ máu,…).
Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Qua phim chụp, cột sống của người bệnh thể hiện các dấu hiệu như gai xương, hẹp đĩa đệm, xương dưới sụn bị xơ hóa, trượt đốt sống, tụ khí ở đĩa đệm và dây chằng sau bị đóng vôi.
Thống kê cho thấy, có đến 90% u cột sống là khối u ác tính. Qua chụp X-quang, người bệnh có thể thấy xương bị khuyết ở nhiều vị trí, bờ xương mờ nhạt, không xuất hiện cuống sống, mỏm gai hay mấu khớp, có hiện tượng mất vỏ xương,…
Viêm cột sống dính khớp là căn bệnh xuất hiện nhiều ở nam giới với độ tuổi khá trẻ. Khi chụp X-quang, bác sĩ phân tích các dấu hiệu tổn thương như thân sống hình vuông, có cầu gai, các mấu khớp và thân sống đinh vào nhau, được gọi là hiện tượng “cột sống cây tre”.
Trên đây là một số thông tin cần biết về X-quang cột sống, một kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thống xương. Người bệnh nên đi khám, chụp chiếu sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe!