Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và quá trình điều trị các bệnh lý khác nhau. Vôi hóa cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về vấn đề bổ sung thực phẩm trong quá trình điều trị vôi hóa cột sống.
Vôi hóa cột sống nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi
90% canxi trong cơ thể tập trung ở xương khớp, canxi tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển hệ thống xương khớp. Việc bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày không chỉ giúp xương khớp khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa được một số bệnh lý về xương khớp, bao gồm vôi hóa cột sống.

Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà bạn có thể bổ sung hàng ngày như: rau xanh đậm, hải sản, sữa, chế phẩm từ sữa,… Trong đó, sữa chứa hàm lượng canxi ở dạng tinh thể nhỏ, dễ hấp thụ nhất. Do đó, nếu bạn đang điều trị bệnh lý vôi hóa cột sống, bạn nên uống sữa chứa nhiều canxi với liều dùng hợp lý.
Thực phẩm bổ sung collagen
Collagen có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng lão hóa xương khớp, kìm hãm sự phát triển của các gai cột sống hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa nhiều collagen, đó là: trái cây màu đỏ và đen, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…
Thực phẩm chứa protein
Thực phẩm chứa protein là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể của con người, đặc biệt là những bệnh nhân bị vôi hóa cột sống. Các thực phẩm chứa protein như: bò, lợn, gia cầm,…
Ngoài ra, những món ăn từ nước hầm xương sụn hoặc xương ống cũng có chứa các hợp chất như glucosamin và chondroitin, có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe sụn khớp.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ
Các loại rau xanh đậm như: súp lơ, cải xoong, rau chân vịt,… chứa hàm lượng lớn chất xơ và các vitamin thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm cà rốt vì loại thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin A và E giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Vitamin D tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ canxi của xương khớp. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi kể đến như: ngũ cốc, cá, trứng,…
Thực phẩm chứa vitamin K2 có tác dụng đưa lượng canxi ở mô mềm dịch chuyển về hệ thống xương khớp. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin K2 như: phô mai, bông cải xanh,rau bina,…
Bạn cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C giúp làm lành những tổn thương, viêm nhiễm xung quanh vùng cột sống bị thoái hóa. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, đó là: cà chua, bông cải xanh, ớt đỏ, chanh, cam,…
Uống nhiều nước
Người bệnh vôi hóa cột sống cần bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp tăng quá trình thải độc, chuyển đổi chất trong cơ thể. Từ đó, giảm tình trạng viêm, đau nhức hiệu quả. Theo các chuyên gia, người bệnh vôi hóa cột sống cần uống ít nhất 2 lít nước 1 ngày. Ngoài ra, bạn có thể thay thế nước uống bằng nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Vôi hóa cột sống không nên ăn gì?
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng
Những loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như: xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,… bạn cần tránh xa trong quá trình điều trị vôi hóa cột sống. Do những loại dầu mỡ này có chứa lượng cholesterol lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp và tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng gây hại cho hệ thống tiêu hóa, ngăn cản việc hấp thụ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm này.

Nước ngọt có gas và đồ uống có cồn
Theo các nghiên cứu, bia rượu và nước ngọt có gas có thể làm tăng nguy cơ béo phì, giảm mật độ xương, kích thích cơn đau tái phát và khiến bệnh vôi hóa nặng hơn. Trong nước ngọt có gas chứa hợp chất axit photphoric, chúng làm giảm mật độ xương, khiến xương dễ đau nhức và yếu hơn. Hàm lượng đường, chất bảo quản trong nước ngọt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thực phẩm nhiều muối và đường
Người bệnh vôi hóa cột sống cần giảm lượng muối và đường trong quá trình chế biến đồ ăn. Trong muối có chứa hàm lượng lớn natri và clorua gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh vôi hóa cột sống. Những thực phẩm có nhiều đường gây nên tình trạng thừa cân, béo phì. Cân nặng tăng lên sẽ làm cho xương khớp phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến đau nhức khó chịu.
Bạn cũng nên tránh các đồ ăn lên men như dưa cải muối, cà muối, kim chi,… Những thực phẩm này không chỉ chứa lượng muối lớn mà còn khiến các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
Xem thêm:
- Gai đôi cột sống S1 có biểu hiện gì và cách điều như thế nào?
- Bệnh vôi hóa cột sống có nguy hiểm không?
Vôi hóa cột sống nên ăn gì và nên kiêng gì? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị vôi hóa cột sống. Do đó, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.