Viêm phổi thùy đã và đang là căn bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng người bệnh, có diễn biến tương đồng với căn bệnh viêm phế quản. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết ngay sau đây.
Viêm phổi thùy là bệnh gì
Viêm phổi thùy là tình trạng các nhu mô phổi gồm các túi phế nang, phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản và tổ chức mô liên kết bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm. Theo các nghiên cứu khoa học, các yếu tố chính gây ra viêm phổi thùy bao gồm các loại vi khuẩn (vi khuẩn phế cầu, liên cầu, hemophilus influenza, tụ cầu,..), các loại virus (cúm gà, ho gà, sởi,..) và các loại ký sinh trùng khác.

Bệnh viêm phổi thùy thường xảy ra khi thời tiết giao mùa khiến cơ thể bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về cơ địa và tình trạng sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân chính gây ra viêm phổi thùy:
- Sức đề kháng yếu
- Người già khi hệ miễn dịch bị suy giảm
- Mắc các bệnh nền như bệnh tắc nghẽn phổi, hen phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
- Người vừa phẫu thuật
- Bị các khuyết tật bẩm sinh về lồng ngực như vẹo cột sống, gù,…
Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi thùy, người bệnh thường sốt cao kèm theo khó thở, đau tức ngực và ho khan. Trong một số trường hợp, trong các cơn sốt còn xuất hiện tình trạng co giật ở người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người bệnh còn chán ăn, rối loạn tiêu hóa và đau bụng, khó tiêu.
Nếu không được kịp thời phát hiện, triệu chứng bệnh lý sẽ tăng nặng dần, gây ra các biến chứng phức tạp và nguy hiểm cho người bệnh như tổn thương phổi, xẹp phổi,..
Viêm phổi thùy có ho ra máu không
Trên thực tế, bệnh lý viêm phổi thùy không quá nguy hiểm, tuy nhiên hiện tượng ho ra máu vẫn xảy ra ở một số trường hợp bệnh nặng. Ở tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây nên các biến chứng nguy hiểm và phức tạp ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.
Viêm phổi thùy điều trị bao lâu
Nếu được kịp thời phát hiện và điều trị, viêm phổi thùy chỉ cần điều trị từ 7-10 ngày là có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, ở ngay những giai đoạn đầu, người bệnh cần đến thăm khám để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Để có thể đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu, cấy đờm để xác định loại vi khuẩn và chụp Xquang vùng tim phổi (nếu như xác định được các đám mờ của thùy hoặc phân thùy phổi sẽ phán đoán được tình trạng của bệnh). Các nguyên tắc điều trị viêm phổi thùy đang được các bác sĩ áp dụng chính là:
- Điều trị bằng các loại kháng sinh theo đúng phác đồ điều trị (các loại thuốc kháng sinh thường sử dụng như amoxicillin, cephalosporin, quinolon,…nếu người bệnh ở tình trạng nhẹ thì có thể dùng thuốc, nặng thì kết hợp thêm dạng tiêm)
- Bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể (sử dụng oresol)
- Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ho, sốt, dị ứng, rối loạn tiêu hóa,.. thì có thể kết hợp thêm các loại thuốc đi kèm.
- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại khoáng chất, vitamin cho cơ thể, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích hoặc các loại rượu bia vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Trong một số trường hợp sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, tím tái,.. các bác sĩ sẽ chỉ định thở oxy và sử dụng kháng sinh liều cao.
Điều trị bằng mẹo chữa dân gian
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng các loại thuốc Tây, viêm phổi thùy còn có thể được điều trị bằng các loại thuốc dân gian với độ an toàn, lành tính và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Dưới đây sẽ là 3 bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi thùy được đông đảo người bệnh tin dùng.

- Lá đu đủ: lá đu đủ mang đến nguồn vitamin thiết yếu và rất nhiều khoáng chất như papain, phenolic, flavonoid,.. Đây là những thành phần rất quan trọng trong điều trị bệnh viêm phổi thùy. Để sử dụng hiệu quả, các bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:
- Lá đu đủ và mật ong: Mật ong giúp giảm ho nhanh chóng, mang đến nguồn khoáng chất dồi dào, khi kết hợp cùng mật ong sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tối đa. Lá đu đủ sau khi rửa sạch sẽ hấp cách thủy cùng mật ong từ 10-20 phút, sau đó lọc lấy phần nước cốt và sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 lần.
- Lá đu đủ và sả gừng: Sả, gừng được mệnh danh là thần dược có tính sát khuẩn, sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Bạn chỉ cần đun sôi hỗn hợp lá đu đủ, sả, gừng cùng nước rồi loại bỏ bã, sử dụng đều đặn từ 2-3 lần/ ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Lá đu đủ và lá hẹ: Với những người bệnh đang xuất hiện triệu chứng ho, kết hợp lá đu đủ và hẹ sẽ mang đến hiệu quả điều trị tối đa. Các nguyên liệu sau khi rửa sạch sẽ nghiền nát, hầm cách thủy và sử dụng nước cốt đó uống trực tiếp mỗi ngày. Các bạn kiên trì sử dụng từ 2-3 tuần để đạt được kết quả điều trị tối đa.
- Mật ong: Mật ong từ lâu đã được mệnh danh là thần dược trong điều trị các bệnh lý về hô hấp với hàm lượng chất kháng khuẩn cao, giúp giảm ho và dịu cổ họng. Sử dụng mật ong thường xuyên sẽ mang đến tác dụng điều trị bệnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus có hại.
- Rau diếp cá: Đã từ lâu, ra diếp cá được biết là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên, vô cùng lành tính và chứa rất nhiều khoáng chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, rau diếp cá còn có tác dụng điều trị bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn mới khởi phát bệnh.
Xem thêm:
- Viêm phổi cộng đồng là bệnh gì? Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Viêm phổi kẽ sống được mấy năm? Có chữa được không?
Mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có cho mình thêm thật nhiều hiểu biết về căn bệnh viêm phổi thùy. Chúc các bạn sẽ thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.