Viêm phổi cộng đồng là một bệnh lý tổn thương ở đường hô hấp phổ biến. Nếu không phát hiện và điều trị viêm phổi sớm thì bệnh có thể biến chứng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, bạn hãy tham khảo những chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Viêm phổi cộng đồng là gì?
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là tình trạng viêm nhiễm các loại vi khuẩn xảy ra ở nhu mô phổi. Bệnh xuất hiện bên ngoài bệnh viện bao gồm các tình trạng như viêm nhiễm phế nang, tổ chức kẽ phổi bị viêm, tiêu phế quản tận.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi cộng đồng bạn nên lưu ý như sau:
- Người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó chịu, đặc biệt khi thở và ho.
- Người bệnh ho ra dịch có lẫn máu, nhiều đờm.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đổ mồ hôi, run rẩy tay chân.
- Một số trường hợp gặp phải tình trạng nôn, tiêu chảy, buồn nôn.
Theo các chuyên gia, bệnh viêm phổi cộng đồng xảy ra rất phổ biến hiện nay. Tình trạng này xảy ra ở bên ngoài bệnh viện và các trung tâm y tế là bởi:
- Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây viêm phổi sẽ xâm nhập sau khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Vi khuẩn sẽ tấn công vào một phần bên thùy phổi.
- Nấm: Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu. Nấm sẽ tấn công và gây tổn thương ở phổi.
- Virus: Trong một số trường hợp, một số loại virus có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh và gây tổn thương ở phổi.
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng thường xảy ra ở những người già trên 65 tuổi hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bởi hai nhóm đối tượng này là những người có hệ miễn dịch yếu, vi khuẩn dễ dàng tấn công. Ngoài ra, những người bị bệnh phổi mãn tính hoặc bị suy tim cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi cộng đồng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng
Trước khi tiến hành điều trị viêm phổi cộng đồng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh theo các tiêu chuẩn như sau:
Chẩn đoán viêm phổi xác định
- Viêm phổi cộng đồng sẽ xuất hiện một cạc đột ngột, kèm theo các điều kiện có nguy cơ gây viêm phổi như uống nhiều rượu bia, hút thuốc, hệ miễn dịch yếu kém…
- Xuất hiện các cơn sốt cao khoảng 40 độ, đau nhói ngực liên tục, môi khô, ho ra máu, đờm mủ,.
- Phổi xuất hiện tình trạng đông đặc như gõ đục, phế nang rì rào…
- Khi chụp X quang phổi, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, rãnh liên thùy dày, tổn thương ở phổi không điển hình.
Để xác định chính xác tình trạng viêm phổi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định được tình trạng nhiễm trùng và loại vi khuẩn, virus xuất hiện trong phổi.
- Chụp X quang ngực: X quang sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng người bệnh bị viêm phổi và vị trí bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
- Xét nghiệm đờm: Bác sĩ sẽ lấy chất lỏng từ phổi đó là đờm để nghiên cứu và xác định nguyên nhân, tình trạng nhiễm trùng.
- Chụp CT: Nếu bác sĩ không xác định được chính xác tình trạng viêm phổi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp CT để có hình ảnh chi tiết về phổi và chẩn đoán đúng bệnh.
- Nuôi cấy dịch màng phổi: Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kìm đặt ở giữa xương sườn ở màng phổi để lấy chất lỏng. Từ đó phân tích dịch chất lỏng này để phân loại tình trạng nhiễm trùng phổi.
Chẩn đoán bệnh căn nguyên vi sinh
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị viêm phổi nặng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ ở đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi. Bác sĩ sẽ đưa bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm vi sinh trong 1 tiếng đồng hồ.
- Một số phương pháp gián tiếp sẽ được thực hiện như test ngưng bồ kết thể, miễn dịch huỳnh quang…
- Ngoài ra, căn nguyên vi sinh còn phát hiện ở kháng nguyên hòa tan của vi khuẩn qua nước tiểu.
Chẩn đoán viêm phổi phân biệt
Ngoài ra, viêm phổi cộng đồng còn được chẩn đoán như sau:
- Tràn dịch màng phổi: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc chọc dò dịch màng phổi cho bệnh nhân để xác định.
- Xẹp phổi: Cơ hoành được nâng cao lên, trung thất sẽ bị kéo về bên xẹp phổi.
- Giãn phế quản bội nhiễm: Người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như, ho sốt kéo dài. Ngoài ra, hình chụp X quang còn thể hiện một đốm mờ đục không đồng điều xuất hiện ở phổi.
- Lao phổi: Xuất hiện các đốm mờ, thâm nhiễm trên đỉnh phổi. Bác sĩ sẽ nuôi cấy tìm BK trong đờm, dịch phế quản để phát hiện vi khuẩn gây bệnh lao.
- Nhồi máu ở phổi do bị tắc mạch phổi: Người bệnh cảm thấy đau nhói ngực dữ dội, ho ra máu, nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ chụp cắt lớp vi tính phổi, chụp CT để thấy rõ động mạch đang bị tắc.
Liều amoxicillin trong viêm phổi cộng đồng
Sau khi xác định và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo phác đồ. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, yếu tố dịch tễ, mức độ bệnh, tuổi tác… Thời gian bệnh nhân uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh từ 7 – 10 ngày.
Theo đó uống thuốc amoxicillin trong viêm phổi cộng đồng là phổ biến nhất.
Điều trị ngoại trú
- Uống thuốc kháng sinh Amoxicillin 600 mg – 1g mỗi ngày bệnh nhân dùng 3 lần.
- Hoặc uống Amoxicillin 50mg/kg/ngày nếu do vi khuẩn không điển hình gây bệnh.
Điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng trung bình
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để điều trị viêm phổi cộng đồng như sau:
- Kháng sinh Amoxicillin Acid Clavulanic 1g mỗi ngày uống 3 lần. Đồng thời, người bệnh sẽ uống cùng với thuốc macrolid.
- Nếu không uống được thuốc Amoxicillin, người bệnh sẽ được tiêm thuốc theo đường tĩnh mạch.
Điều trị trường hợp bệnh nặng
Đối với tình trạng bị viêm phổi nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc Amoxicillin mỗi ngày tiêm 3 lần, mỗi lần 1g.
Xem thêm:
- Trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không? Cha mẹ nên biết
- Hội chứng đông đặc phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn thông tin chi tiết về bệnh viêm phổi cộng đồng. Khi bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì đừng nên lơ là mà cần đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị viêm phổi theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.