Viêm phổi là một trong các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong. Vậy trong quá trình sơ cứu, điều trị bệnh viêm phổi có nên truyền nước không? Việc truyền nước cho người mắc bệnh viêm phổi được thực hiện khi nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến bạn đọc các vấn đề này.
Viêm phổi có nên truyền nước không?
Truyền nước là một trong những phương pháp y khoa được áp dụng phổ biến trong các trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu. Trong khi đó, viêm phổi là dạng bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp thường xảy ra khi sức đề kháng suy giảm khiến các tác nhân có hại tấn công gây bệnh. Vì vậy, bệnh viêm phổi có nên truyền nước không là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp cho biết mặc dù truyền nước là phương pháp thải độc, tăng cường miễn dịch mang lại rất nhiều tác dụng tích cực trong nhiều trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, với người mắc bệnh viêm phổi thì cần hạn chế truyền nước. Trong một số trường hợp nhất định thì có thể áp dụng phương pháp này nhưng cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Mọi người cần biết rằng, nếu lạm dụng truyền nước hoặc truyền nước bừa bãi cho người mắc bệnh viêm phổi có thể dẫn đến các tai biến cực kỳ nguy hiểm…Thậm chí có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở, ngưng tuần hoàn, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cụ thể, một số biến chứng nghiêm trọng người bệnh có thể gặp phải nếu truyền nước bừa bãi là:
- Sốc nước: Sốc nước là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi truyền nước cho người viêm phổi. Các biểu hiện thường gặp là tím tái mặt mũi, khó thở, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt,…
- Tắc mạch phổi: Nếu quá trình truyền nước để cho không khí lọt vào dây truyền sẽ khiến không khi đi vào lòng mạch, gây tắc nghẽn đường thở, khó thở, ngưng hô hấp. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Phù phổi cấp: Đây là biến chứng thường xảy ra khi người bệnh bị truyền một lượng nước quá lớn vào cơ thể gây quá tải hoạt động cho tim và phổi. Từ đó gây ra hiện tượng phù phổi cấp, người bệnh sẽ bị khó thở, tức ngực, thay đổi sắc mặt,… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy có thể thấy rằng, việc truyền nước cho người mắc bệnh viêm phổi cần được hạn chế để phòng ngừa các biến chứng xấu cho sức khỏe. Trong một số trường hợp có thể truyền nước nhưng cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh viêm phổi được truyền nước khi nào?
Cụ thể, người mắc bệnh viêm phổi có thể truyền nước khi:
- Cơ thể bị suy nhược mức độ nặng, tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến mất nước
- Người mắc bệnh viêm phổi kèm theo sốt cao, thân nhiệt tăng
- Các trường hợp cần bổ sung thêm các chất đặc biệt như dextran, huyết tương,…
- Người mắc bệnh viêm phổi bị mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc cần bổ sung thêm vitamin nhằm tăng sức đề kháng.
Lưu ý khi truyền nước cho người bị viêm phổi
Tuy nhiên, khi truyền nước trong các trường hợp này cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Chỉ thực hiện truyền nước cho người bệnh khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự truyền dịch khi chưa được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn
- Chỉ truyền nước ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, do đích thân bác sĩ thực hiện và có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ y khoa cần thiết, phục vụ cho quá trình truyền dịch. Chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống sốc phản vệ khi tình huống xấu xảy ra
- Người bệnh cần được kiểm tra, đánh giá sức khỏe tổng quát, đặc biệt là kiểm tra nhịp tim, mạch, huyết áp, chức năng phổi và các dấu hiệu sinh tồn khác trước khi thực hiện
- Trẻ em bị viêm phổi kèm triệu chứng nhiễm trùng không được truyền dịch để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Viêm phổi có lây không? Lây qua đường nào và đối tượng dễ bị lây?
- Bị viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì dễ tiêu hóa và nhanh khỏi hơn?
Như vậy nội dung bài viết đã chia sẻ đến mọi người vấn đề “viêm phổi có nên truyền nước không?” Hy vọng các thông tin trên đã giúp người bệnh biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!