Viêm phổi là một bệnh lý do hiện tượng viêm ở các tế bào nhu mô phổi gây ra. Do số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng, đặc biệt là vào những khoảng thời gian chuyển mùa nên rất nhiều người lo lắng không biết viêm phổi có lây không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé.
Viêm phổi có lây không?
Viêm phổi là một căn bệnh khiến cá tổ chức phổi như phế nang, phế quản và các tế bào liên kết bị tổn thương. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi ở người già, trẻ nhỏ và những người có đề kháng kém.
Nguyên nhân gây viêm phổi cũng rất đa dạng, được chia thành 5 nhóm chính: Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi hít, viêm phổi do vi khuẩn, virus và do nhiễm nấm gây hại. Trong đó, viêm phổi hít là tình trạng nhiễm trùng do hít phải dị vật và là cũng là dạng viêm phổi ít có khả năng lây nhiễm nhất. Còn với 4 loại viêm phổi còn lại, khả năng lây bệnh là cực kì cao. Đặc biệt, với dạng viêm phổi bệnh viện, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều nguy hiểm bởi bệnh thường do nhiều loại vi khuẩn gây ra, có khả năng đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Như vậy, viêm phổi là bệnh lý hoàn toàn có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, cách thức lây lan và tốc độ lây nhiễm sẽ thay đổi và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nhóm nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Bệnh có thể truyền trực tiếp từ người qua người, thông quan đường không khí, dịch cơ thể hoặc lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật dụng dùng chung.
Viêm phổi lây qua đường nào?
Con đường lây nhiễm của căn bệnh viêm phổi rất đa dạng, nhưng chủ yếu thông qua hai con đường:
Lây qua đường hô hấp
Các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn thường tập trung và tồn tại trong khoang miệng, tuyến nước bọt hay đường thở. Cụ thể: Liên cầu khuẩn (Streptococcus) thường được tìm thấy ở vùng hầu họng, trong khi nhóm vi khuẩn Mycoplasma lại tập trung ở niêm mạc miệng, họng và cơ quan sinh dục nhiều hơn. Tụ cầu khuẩn Staphylococcus thì thường tồn tại ở trong mũi và đường hô hấp. Còn với những chủng virus gây viêm phổi như virus cúm, virus hợp bào RSV,… thì lại được tìm thấy trong giọt bắn và dịch cơ thể của người bệnh.
Khi người bệnh giao tiếp, nói chuyện thì hoàn toàn có thể lây bệnh cho những người khỏe mạnh. Điều này đã được các nhà khoa học khẳng định là hoàn toàn có thật. Thông qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, một lượng vi khuẩn, virus hoặc nấm gây bệnh sẽ lơ lửng trong không khí và có cơ hội tiếp xúc, xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh.
Lây qua con đường gián tiếp
Bệnh viêm phổi còn có thể lây qua các phương thức gián tiếp. Khi người lành và người bệnh sử dụng chung hoặc cùng tiếp xúc với các đồ vật như tay cầm, nắm cửa, điện thoại,… thì cũng có thể lây truyền bệnh cho nhau.
Tuy nhiên, không phải cứ giao tiếp, tiếp xúc chung với người bệnh thì tất cả mọi người đều mắc bệnh viêm phổi. Bởi lẽ, khi bị các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ tiến hành một cuộc “tấn công” nhằm loại bỏ và ngăn chặn những tác nhân này gây hại. Chính vì vậy, nếu một người có sức đề kháng tốt và độc tính của các loại vi khuẩn, virus không đủ mạnh thì người đó sẽ không bị nhiễm bệnh. Viêm phổi có lây không còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của bản thân người đó.
Đối tượng dễ bị lây nhiễm viêm phổi
Những đối tượng sau có nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phổi cực kỳ cao:
- Những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền như suy tim, suy thận,…
- Người bệnh sống ở nơi ẩm thấp, không khí lưu thông kém, môi trường ô nhiễm chính là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển
- Nơi sinh sống của bệnh nhân là nơi đông dân, hoặc người bệnh thường xuyên lui tới những khu vực đông người thì số lượng ca lây nhiễm sẽ tăng lên đáng kể
Ngoài ra, độc tính và đặc trưng của từng loại virus, vi khuẩn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ và khả năng lây nhiễm của bệnh viêm phổi. Trên thực tế, một số đại dịch lớn trên thế giới bùng nổ cũng là do độc tính và khả năng biến thể của các loại virus này. Ví dụ như: Cúm A/H5N1, dịch SARS và gần đây nhất là Covid-19. Đặc biệt, với các chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có độc tính rất lớn, khả năng lây lan cực nhanh, gấp nhiều lần so với chủng ban đầu.
Viêm phổi có lây qua đường máu không?
Chúng ta đã biết viêm phổi có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp. Vậy, viêm phổi có lây không nếu người bệnh và người lành tiếp xúc với nhau thông qua đường máu? Câu trả lời này hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân và nhóm vi khuẩn, virus gây bệnh. Cụ thể, với các trường hợp viêm phổi điển hình do virus cúm, trực khuẩn lao gây ra thì bệnh sẽ chỉ có thể lây qua đường hô hấp.
Ngược lại, nếu người bệnh bị viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh thì người khỏe mạnh hoàn toàn có thể bị lây nhiễm thông qua đường máu. Ngoài ra, với nhóm viêm phổi do virus HIV gây suy giảm miễn dịch giai đoạn cuối thì khả năng lây lan qua đường máu là hoàn toàn có thể.
Xem thêm:
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “viêm phổi có lây không?” là “hoàn toàn có thể”. Tuy nhiên, tốc độ, phạm vi và cách thức lây nhiễm ra sao thì còn phụ thuộc vào phần lớn đặc tính của virus, vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh và sức đề kháng của con người. Chính vì vậy, biện pháp phòng tránh viêm phổi hữu hiệu nhất chính là tiêm vắc-xin, giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Đồng thời, luôn luôn duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để hệ miễn dịch cơ thể luôn khỏe mạnh!