Viêm phế quản là một bệnh lý thông thường của hệ hô hấp. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, bệnh lý này vẫn có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy nên, việc hiểu rõ bệnh viêm ở phế quản là gì, các triệu chứng ra sao, cách điều trị như thế nào là một việc cần thiết.
Viêm phế quản là bệnh gì
Phế quản là một trong những thành phần của đường hô hấp dưới trong hệ hô hấp của con người, một trong những hệ thống quan trọng để duy trì sự sống cho chúng ta. Nhiệm vụ chính của phế quản chính là đường dẫn lưu không khí vào phổi. Để từ đó, phổi có thể thực hiện việc trao đổi oxy trong máu đi nuôi cơ thể.
Viêm phế quản là hiện tượng lớp niêm mạc trong lòng phế quản vì một lý do nào đó bị tác động từ bên ngoài dẫn đến viêm nhiễm và có những dịch nhầy nhất định. Từ đó, người bị viêm phế quản thường xuyên xuất hiện những cơn ho, trong cơn ho có thể kèm theo đờm nhầy có thể có màu xanh hoặc vàng xanh.
Giới chuyên môn đã nghiên cứu về bệnh lý này và chia làm hai nhóm cơ bản bao gồm:
- Viêm phế quản cấp tính: Hay còn được gọi là viêm khí phế mạc cấp tính. Người bệnh đơn thuần chỉ mắc phải một hiện tượng viêm nhiễm cấp tính có thể gây ra hiện tượng sưng phổi hoặc tạo thành chất nhầy ở đường hô hấp, trong thời gian ngắn hạn. Đa phần bệnh sẽ khỏi sau khoảng vài tuần nếu được điều trị và nghỉ ngơi hợp lý.
- Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng mà phế quản của người bệnh sẽ bị kích thích liên tục tạo nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh trong thời gian dài. Tình trạng này có thể diễn ra từ vài tháng cho đến hằng năm. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thuận lợi để tạo thành các bệnh lý nguy hiểm khác ở phổi. So về mức độ, bệnh viêm phế quản mạn tính có tính chất nghiêm trọng hơn so với bệnh viêm phế quản cấp tính.
Kèm với đó, bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, trong đó có cả trẻ em và người già.
Triệu chứng viêm phế quản
Do viêm phế quản là một bệnh lý hê hô hấp, cho nên những triệu chứng chung của cả hai giai đoạn bao gồm:
- Ho: Ho thành cơn với những cơn ho có thể kéo dài và kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc ngủ vẫn có thể xuất hiện các cơn ho khiến người bệnh mệt mỏi kèm theo sự khó chịu nhất định.
- Ho kèm theo đờm nhầy: Một triệu chứng điển hình của viêm phế quản. Nếu trong đờm nhầy phát hiện có dấu hiệu của máu lần ở trong, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị sớm.
- Người mệt mỏi: Uể oải và mệt mỏi do các cơn do đem lại.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác như: Sốt, khó thở và tức ngực,….
Ở trẻ nhỏ, ngoài các triệu chứng trên còn kèm theo một vài triệu chứng khác như:
- Tiếng nói bị khàn: Do sự nhầy đờm trong lòng phế quản, không khí lưu thông bị hạn chế nên việc xuất hiện những tiếng nói bị khàn là triệu chứng thường gặp ở trẻ khi có hiện tượng viêm ở phế quản.
- Xảy ra hiện tượng nghẹt mũi: Điều này tạo nên những khó chịu nhất định cho trẻ khi hơi thở trở nên khó khăn.
- Phát ban đỏ mặt và sưng hạch bạch huyết: Các triệu chứng này tuy không quá điển hình, nhưng chúng vẫn có thể xuất hiện trên người trẻ khi bị viêm phế quản.
Nguyên nhân gây viêm phế quản
Viêm phế quản có nhiều nguyên nhân tạo thành, tùy thuộc vào loại viêm phế quản người bệnh mắc phải mà các nguyên nhân này được chia thành hai loại như sau:
Đối với viêm phế quản cấp tính
- Nhiễm khuẩn, bao gồm các loại vi khuẩn, vi trùng và các loại virus khác, kể cả các loại gây ra bệnh cảm lạnh hay cúm đều có thể tạo thành tình trạng viêm phế quản cấp tính.
- Sinh sống và thực hiện công việc hằng ngày trong môi trường không khí bị ô nhiễm hoặc độ trong lành của không khí không được đảm bảo.
- Phải tiếp xúc với môi trường có thể tạo nên những kích ứng đối với phổi thường xuyên. Điển hình như: Khói thuốc lá, khói bụi trên đường, từ các phương tiện giao thông hoặc khói bụi từ việc đốt lò,….
Đối với viêm phế quản mạn tính
- Tình trạng mạn tính xảy ra do sự lặp đi lặp lại nhiều lần các cơn viêm phế quản cấp tính.Đối với người đã từng mắc bệnh trào ngược dạ dày hoặc các bệnh hô hấp khác. Họ chính là những người có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn nhiều hơn so với người khác. Lý do chính là các cơn ợ hơi hoặc ợ chua trong bệnh trào ngược dạ dày và các triệu chứng trong các bệnh hô hấp khác có thể kích ứng phế quản và tạo nên hiện tượng viêm.
- Đối với người làm việc trong môi trường độc hại trong thời gian dài, ví dụ như: Công nhân vệ sinh, công nhân ở một số bộ phận nhất định trong công ty dệt may, thợ hàn,…. Họ đều có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.
- Yếu tố về di truyền học: Có khá nhiều khả năng người con cũng có một số biểu hiện của bệnh lý về đường hô hấp nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc phải bệnh viêm ở phế quản.
- Người nghiện thuốc lá: Tương tự, thậm chí là độc hơn so với công nhân trong các môi trường ô nhiễm, người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tạo nên những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
- Ngoài ra, cơ thể với sức đề kháng kém cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phế quản tấn công và phát triển.
Viêm phế quản có nguy hiểm không
Viêm phế quản là một bệnh lý thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là khi chất lượng không khí đang bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh sẽ không gây ra sự nguy hiểm khi xuất hiện ở dạng cấp tính và được thăm khám sử dụng thuốc chữa trị sớm.
Tuy nhiên, nếu quá chủ quan và để bệnh kéo dài hoặc khiến bệnh trở thành mạn tính sẽ có những nguy hiểm khác từ những biến chứng mà bệnh có thể mang lại, bao gồm:
- Mắc bệnh viêm phổi: Biến chứng gần nhất mà viêm phế quản gây ra chính là hiện tượng viêm phổi, sưng phổi và khiến cơ thể suy yếu.
- Hen phế quản: Tình trạng khó thở kéo dài sẽ khiến cho người bệnh dễ dàng tạo thành những cơn thở ngắn, nhanh và gấp tạo thành bệnh lý hen và rất khó trị dứt điểm.
Hen phế quản sẽ khiến người bệnh mất sức nhanh chóng, giảm sức và khả năng lao động. Cùng với đó, nếu đối tượng mắc bệnh hen là trẻ em hoặc người cao tuổi với sức khỏe kém có thể tạo nên những nguy hiểm đến cả tính mạng trong vài trường hợp đặc biệt.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay còn được gọi tắt COPD: Nếu người bệnh gặp phải căn bệnh này do viêm phổi lâu ngày không chữa trị, người bệnh sẽ thấy cơ thể suy kiệt nhanh chóng, khả năng thực hiện các công việc nặng nhọc gần như không có hoặc rất khó để thực hiện. Gây ra suy mòn rõ rệt cho cơ thể.
- Bệnh lý ở tim: Giữa hai lá phổi, chính là vị trí của tim. Nếu phổi bị bệnh và tạo thành những biến chứng lớn, sự ảnh hưởng đến tim là khó có thể tránh khỏi. Trong khi đó, hai bộ phận này chính là hai bộ phận quan trọng nhất trong việc duy trì sự sống cho cơ thể. Nếu lúc này, tim cũng bị ảnh hưởng, người bệnh không chỉ có cơ thể suy mòn mà còn có những cơn đau ở ngực kèm theo mệt mỏi.
Đó là những biến chứng có thể bắt gặp với người bệnh viêm phế quản nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Viêm phế quản có chữa khỏi không
Điều trị viêm phế quản có khỏi hay không còn phải tùy thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm: Tỉnh trạng bệnh lý, thời gian bệnh và điều trị, sự hợp tác trong quá trình chữa trị của người bệnh,…
Thông thường, đối với bệnh lý viêm phế quản đơn thuần, khả năng hồi phục sau điều trị là khá cao. Nhưng nếu vì sự chủ quan, người bệnh không chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách dẫn đến bệnh lý diễn biến sang thể mạn tính hoặc thậm chí làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác thì khả năng điều trị sẽ càng khó khăn hơn.
Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách là yếu tố tiên quyết trong việc chữa khỏi bệnh viêm phế quản.
Điều trị viêm phế quản
Để điều trị viêm phế quản hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của từng người và đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh và làm giảm các triệu chứng cho người bệnh, bao gồm:
- Các loại thuốc kháng sinh: Xét trên nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, có đến 90% là do các loại virus gây nên và các loại virus này không đáp ứng hiệu quả đối với kháng sinh.
- Mặc dù là vậy, việc dùng các loại thuốc có công dụng kháng sinh là để cơ thể có khả năng ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh điển hình như: Cefixim, Ciprofloxacin, Penicillin,….
- Các loại thuốc giảm ho, long đờm: Với các loại thuốc này, công dụng chính là để sử dụng vào việc chữa trị cơn ho cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được kê đơn như: Terpin Hydrat, Acetylcystein,….
- Các loại thuốc dùng để hạ sốt: Được sử dụng trong trường hợp có người bệnh sốt cao. Loại thuốc thông dụng nhất dùng để hạ sốt là: Acetaminophen (Paracetamol) ở các dạng khác nhau.
- Các loại thuốc với công dụng giãn phế quản: Khi xuất hiện sự co thắt trong phế quản, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này để làm giảm sự co thắt ấy. Salbutamol là loại thuốc điển hình và thông dụng nhất được sử dụng cho trường hợp này.
Tuy nhiên, việc dùng nhiều thuốc tây sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến một số bộ phận trong cơ thể do tác dụng phụ của thuốc, điển hình là hệ thống tiêu hóa có thể bị rối loạn nếu sử dụng thường xuyên.
Vật nên, thay vì dùng thuốc tây để chữa trị viêm phế quản, nhiều người đã tìm đến các thảo dược hoặc các sản phẩm thuốc được bào chế từ các dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Vừa đảm bảo được hiệu quả chữa trị viêm phế quản mà còn hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây gây nên.
Điển hình trong các sản phẩm được bào chế từ dược liệu thiên nhiên được bày bán trên thị trường hiện nay đó chính là Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường, một sản phẩm giúp điều trị viêm phế quản hiệu quả.
Với dược liệu là các thành phần thuốc Nam có sẵn trong tự nhiên được lựa chọn kỹ càng. Cùng với đó là sự kết hợp kinh nghiệm trong việc chữa trị các bệnh đường hô hấp của các lương y tại phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường, đã tạo ra một sản phẩm tối ưu nhất dành cho người bệnh.
Cụ thể, công dụng chính khi sử dụng Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là:
- Tiêu đờm, giảm ho.
- Kháng virus, vi khuẩn hiệu quả.
- Nâng cao sức đề kháng và thể trạng chung cho cơ thể.
Cao Bổ Phế được bào chế dưới dạng một THANG THUỐC ĐÔNG Y truyền thống với mục đích dễ dàng phát huy toàn bộ sự hiệu quả của bài thuốc. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể lựa chọn cho mình loại thuốc đã được sắc sẵn thông qua việc liên hệ với phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường để được tư vấn và nêu ra mong muốn.
Cùng với việc dùng thuốc, để chữa trị tận gốc bệnh viêm phế quản và không để tái phát, người bệnh cần thực hiện thêm một vài công việc sau đây:
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nếu vì đặc thù công việc cần phải làm việc trong môi trường như thế thì cần phải có trang thiết bị bảo hộ chuyên dùng.
- Giữ gìn chất lượng không khí tại nên sinh sống cũng như xung quanh nơi sinh sống để đảm bảo không có nhiều virus xung quanh.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh viêm phế quản. Mong rằng với những thông tin thiết thực và hữu ích này sẽ giúp cho người bệnh hiểu thêm về căn bệnh này, tìm được phương pháp điều trị tốt nhất và bảo vệ sức khỏe bản thân mình tốt hơn.