Viêm phế quản là một căn bệnh liên quan về đường hô hấp. Chính vì vậy, nhiều người lo lắng không biết bệnh viêm phế quản có lây không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này chính xác và chi tiết nhất.
Viêm phế quản có lây không?
Bệnh viêm phế quản là một trong những căn bệnh đường hô hấp phổ biến hàng đầu hiện nay. Bệnh viêm phế quản hình thành khi thành niêm mạc trong đường ống phế quản bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng phế quản. Những người gặp bệnh viêm phế quản sẽ có triệu chứng: Ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau tức lồng ngực, ho kèm theo dịch nhầy và đờm,…
Bệnh viêm phế quản có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ em, người già và những người có sức đề kháng yếu sẽ có khả năng mắc bệnh viêm phế quản cao hơn. Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, niêm mạc phế quản rất dễ bị kích thích, sưng và viêm nhiễm. Do đó, bạn cần bảo vệ cơ thể thật tốt trong thời gian này.
Để trả lời được câu hỏi bệnh viêm phế quản có lây không? Chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Theo các nghiên cứu y khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản, bao gồm: Bụi bẩn, hóa chất, yếu tố nghề nghiệp, tác nhân dị ứng, phấn hoa, vi khuẩn, virus gây bệnh,.. Trong đó, vi khuẩn, virus được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổ biến nhất. Theo thống kê, có khoảng 90% trường hợp mắc bệnh viêm phế quản do vi khuẩn, virus gây nên.
Khi bệnh viêm phế quản hình thành do vi khuẩn và virus, các dịch đờm, nước mũi, nước bọt trở thành môi trường thuận lợi để các tác nhân này sinh sống và phát triển. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn và virus có khả năng lây ra môi trường bên ngoài thông qua hoạt động hắt hơi, nói chuyện, ho,… của người bệnh.
Mầm bệnh từ người bị viêm phế quản có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành, sinh sôi, phát triển và gây ra bệnh viêm phế quản cho người này.
Chính vì vậy, bệnh viêm phế quản có lây không? Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng, thậm chí là tỷ lệ lây bệnh cao hơn rất nhiều so với những căn bệnh khác nếu người bệnh không kiểm soát tốt.
Viêm phế quản lây qua đường nào?
Bệnh viêm phế quản là một trong những bệnh lý điển hình, thường dễ mắc phải ở đường hô hấp. Do chủng virus hợp bào (RSV) rất dễ lây lan, phát tán. Nếu không có biện pháp ngăn chặn và kiểm soát kịp thời rất dễ phát triển thành bệnh dịch nguy hiểm trong cộng đồng. bệnh viêm phế quản thường lây lan qua qua 2 con đường chính:
Lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc:
Nếu người bệnh tiếp xúc với người lành trong một khoảng cách nhất định thì nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản là rất cao. Virus hợp bào lây truyền từ người bệnh sang người lành khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, bắt tay trực tiếp.
Lây gián tiếp thông qua các đồ dùng cá nhân:
Nếu người lành sử dụng chung những đồ dùng cá nhân hàng ngày như chén, bát, ly, khăn,… thì cũng rất dễ mắc bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, các vi khuẩn, virus gây bệnh viêm phế quản có thể sống đến vài giờ trong những đồ dùng cá nhân. Nếu bạn vô tình để mũi, miệng, tay tiếp xúc với những đồ dùng chứa mầm bệnh thì có thể bạn sẽ mắc phải căn bệnh này.
Có thể thấy rằng, bệnh viêm phế quản rất dễ lây lan. Tuy nhiên, nếu người bệnh có những biệt pháp kiểm soát và phòng tránh bệnh hiệu quả, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi và tránh được tình trạng lây lan ra cộng đồng.
Cách phòng bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản rất dễ lây lan trong cộng đồng, do đó việc phòng tránh bệnh hàng ngày là một trong những vấn đề cần được lưu tâm nhất. Để phòng bệnh viêm phế quản, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Viêm phế quản rất dễ lây từ người này sang người khác thông qua các loại dịch tiết từ cơ thể của người bệnh. Do đó, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh viêm phế quản bằng cách đứng xa hoặc đeo khẩu trang.
- Xử lý sạch sẽ các dịch tiết của người bệnh: Các dịch tiết như nước bọt, đờm, nước mũi,… cần được loại bỏ sạch sẽ trên những đồ dùng cá nhân hàng ngày để tránh sự lây lan của vi khuẩn.
- Bảo vệ bản thân: Khi ra đường, bạn nên sử dụng khẩu trang để tránh bụi bẩn, tác nhân dị ứng có thể thâm nhập vào đường hô hấp. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những nơi dễ lây lan mầm bệnh như: bệnh viện, công xưởng, các nhà máy sản xuất,…
- Tạo môi trường sạch sẽ: Để ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên những đồ vật trong nhà, bạn nên giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm ở mức cần thiết. Bên cạnh đó, nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nơi ở, giữ cho chân, tay, miệng luôn sạch sẽ.
- Tăng cường sức khỏe của bản thân: Một trong những cách hiệu quả để phòng tránh bệnh viêm phế quản là cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao vừa sức. Bên cạnh đó, ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, chống lại mọi bệnh tật. Bạn cũng nên tránh hút thuốc lá vì khói thuốc sẽ khiến đường ống phế quản dễ bị tổn thương và viêm nhiễm hơn.
- Tiêm phòng cúm: Bệnh viêm phế quản thường do virus gây ra, nên bạn có thể tiêm phòng cúm để tạo ra hệ miễn dịch chủ động trong cơ thể, hạn chế việc cơ thể bị xâm nhập bởi những virus gây bệnh.
- Thăm khám bác sĩ khi phát hiện triệu chứng bệnh: Bệnh viêm phế quản sẽ nặng hơn theo thời gian nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, dịch đờm trong cổ, sốt,… người bệnh cần chủ động đến kiểm tra tại những cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh.
Xem thêm:
- Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản chuẩn theo chuyên gia
Viêm phế quản có lây không? Có thể chắc chắn rằng, tỷ lệ lây nhiễm bệnh là rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện cách phòng tránh, bảo vệ bản thân và gia đình thì có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.