Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì là những chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Bởi vì đối với những bệnh nhân gặp vấn đề đối với dạ dày, việc quan tâm đến thực phẩm tiêu thụ hàng ngày là cách tốt nhất để thúc đẩy quá trình hồi phục. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm có thể dành thời gian theo dõi bài viết sau đây!
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Viêm loét dạ dày xảy ra khi trên lớp lót bao tử xuất hiện các vết lở loét do sự tấn công của vi khuẩn HP hoặc việc sử dụng quá mức các loại thuốc chống viêm non steroid. Trong trường hợp này, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: Đau bụng dữ dội, ăn không ngon miệng, ợ chua, ghê cổ buồn nôn, đầy chướng bụng,…
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng như hạn chế sự phát triển của vết loét dạ dày, người bệnh nên đặc biệt chú ý đến việc ăn uống. Hiện nay, không có một thực đơn cụ thể nào cho viêm loét dạ dày, thay vào đó người bệnh nên lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng như tránh dùng các loại dễ gây kích ứng cho bao tử.

Danh sách các loại thực phẩm nên kiêng gồm có:
Thức uống có chứa caffeine và cồn
Những đồ uống có chứa nhiều caffeine và chất cồn như cà phê, rượu, bia, cocktail,… là lựa chọn của bác sĩ khi được hỏi “Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?”. Theo các chuyên gia, chất cồn có thể khiến lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị xói mòn nghiêm trọng đồng thời làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu trong bao tử.
Trong khi đó, các loại thức uống có chứa caffeine lại khiến acid dịch vị sản xuất ra nhiều hơn. Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, hiện tượng này làm niêm mạc bao tử viêm sưng nặng hơn, dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội. Chính vì vậy, bệnh nhân được khuyến khích tránh xa các loại đồ uống này trong khi đang điều trị.
Các chế phẩm từ sữa không lên men
Trong khi các sản phẩm lên men từ sữa như sữa chua, phô mai,.. được đánh giá cáo vì giúp hỗ trợ, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa thì những chế phẩm không lên men như sữa béo, kem whipping, kem tươi,.. lại nằm trong “blacklist”.
Nguyên nhân là vì những sản phẩm này có chứa quá nhiều đường, đạm béo nhưng lại thiếu hụt probiotics. Điều này khiến tình trạng lở loét ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn đồng thời khiến triệu chứng đầy chướng bụng thường xuyên xảy ra.
Các thực phẩm chiên rán hoặc nhiều dầu mỡ
Khi nhắc đến vấn đề “Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?”, các loại thực phẩm chế biến chiên rán hoặc nhiều dầu mỡ luôn được điểm danh đầu tiên. Khi dạ dày bị viêm và có các vết loét, chức năng nghiền nhỏ rồi tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra chậm hơn. Trong khi đó, đồ ăn chiên rán hoặc nhiều dầu mỡ do có chứa lipid nên rất khó để cơ thể hấp thu nhanh.
Hậu quả là thức ăn mắc kẹt lại trong dạ dày lâu hơn, sau đó lên men do acid, gây ra hàng loại triệu chứng khó chịu như đầy bụng, căng tức bụng, ợ nóng, ợ hơi liên tục. Chình vì vậy. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng những loại thực phẩm này.
Các loại trái cây có tính axit
Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cũng không nên ăn nhiều các loại trái cây có tính axit như cà chua, cam, chanh, quýt, mâm xôi, dâu tây,… Lý do là vì chúng có thể khiến hàm lượng axit trong dịch vị bao tử tăng cao, khiến tình trạng viêm loét và đau bụng trở nên tồi tệ hơn.
Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng
Các loại gia vị cay nóng như ớt bột, hạt tiêu, đậu nhục khấu, sa tế,… có thể kích thích vị giác nhưng lại không thích hợp sử dụng với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Khi người bệnh tiêu thụ những loại thực phẩm cay nóng, niêm mạc dạ dày rất dễ bị kích ứng và dẫn đến co thắt. Hậu quả là những cơn đau quặn bụng xảy ra, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Chủ đề “viêm loét dạ dày nên ăn gì?” cũng có nhiều lượt tìm kiếm trên các diễn đàn sức khỏe giống như “Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?”. Theo các bác sĩ, trong thực đơn của bệnh nhân nên có sự xuất hiện của những loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm nhiều chất xơ
Chế độ dinh dưỡng của người bị viêm loét dạ dày nên tăng cường bổ sung chất xơ. Bởi vì những loại thực phẩm này có thể giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm loét và phòng chống táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như yến mạch, táo, cà rốt, rau xanh đậm, súp lơ, khoai tây,…
Thực phẩm giàu flavonoids
Những loại thực phẩm có chứa flavonoids đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Thông qua đó, tình trạng viêm loét bao tử sẽ dần được cải thiện, các tổn thương niêm mạc cũng nhanh chóng lành lại. Ví dụ: Việt quất, nam việt quất, kiwi, cần tây, tỏi tây,…
Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Các hoạt chất chống oxy hóa, ví dụ như vitamin C, có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn HP. Ty nhiên, có một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh,…lại có tính axit cao, không phù hợp với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Các bác sĩ khuyến nghị người bệnh chuyển sang các loại thực phẩm khác như cải xoăn, bông cải xanh, đu đủ, khoai tây,…
Thực phẩm giàu vitamin A
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng retinol (vitamin A) giúp hình thành các lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như cải thiện hiệu quả triệu chứng viêm loét. Chính vì vậy, bệnh nhân được khuyến khích bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A trong bữa ăn hàng ngày, ví dụ như cà rốt, trứng, khoai lang, rau bina,…
Xem thêm:
- Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
- Thuốc koras là thuốc gì? Có tốt không, mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề “Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?”. Không chỉ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, thực hiện các thói quen tốt như uống nhiều nước, cai thuốc lá, tăng cường thể dục, thể thao,…để kết quả điều trị đạt được tốt hơn.