Các bệnh liên quan đến tổn thương và lão hóa đến vùng khớp được gọi chung là viêm khớp. Chứng bệnh này gây ra các cơn đau dai dẳng và làm ảnh hướng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu, nguyên nhân và các giải pháp điều trị bệnh viêm khớp tốt nhất. Mời các bạn đón đọc!
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là bệnh lý xảy ra tại các khu vực khớp bao gồm khớp gối, khớp vai, khớp cổ tay – cổ chân, khớp hông…. Tại các vị trí này, vùng khớp bị viêm, đầu khớp có thể bị vỡ và tổn thương. Từ đó gây ra các cơn đau dai dẳng, làm ảnh hưởng đến việc đi lại, vận động và sức khỏe của con người.
Bệnh viêm khớp gối có thể xảy ra ở nhiều đối tượng bệnh. Đặc biệt, với bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 40 trở lên sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp khá cao. Với ngưỡng tuổi từ 70 trở nên thì tỉ lệ mắc viêm khớp lên đến 80%.
Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh viêm khớp có đến 100 dạng khác nhau. Tuy nhiên, dạng viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là phổ biến nhất.
Viêm khớp được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng và biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra teo cơ, khớp bị biến dạng, mất khả năng đi lại suốt đời.
Nguyên nhân gây viêm khớp
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp khá đa dạng. Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm khớp điển hình nhất:
- Yếu tố di truyền: Bệnh viêm khớp mang yếu tố di truyền (thế hệ trước mắc bệnh thì thế hệ sau có nguy cơ cao cung bị viêm khớp). Ngoài ra, trong gia đình có người mắc lupus ban đỏ hệ thống thì nguy cơ mắc viêm khớp khá cao.
- Chấn thương không mong muốn: Một vài chấn thương xảy ra tại vùng khớp, dây chằng, cơ hoặc các mô mềm quanh khớp có thể gây ra tình trạng viêm khớp kéo dài. Nguyên nhân này thường gặp ở các vận động viên, người tập luyện thể dục thể thao, người lao động chân tay nặng nhọc.
- Tính chất và đặc thù của nghề nghiệp: Một số công việc đòi hỏi sự vận động của tay chân như khuân vác đồ nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ,… sẽ khiến phần xương khớp bị co cứng, đau nhức, phù nề. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh viêm khớp.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Trong khẩu phần ăn có quá nhiều đạm động vật là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp. Nạp quá nhiều loại đạm này có thể làm dư thừa lượng acid trong cơ thể. Và để làm trung hòa lượng acid này, cơ thể cần có đủ lượng khoáng chất (đặc biệt là calci). Nếu không đủ calci, tình trạng loãng xương và viêm khớp sẽ xảy ra.
- Béo phì, thừa cân: Cân nặng quá đà sẽ gây áp lực lên hệ xương khớp. Lúc này, tốc độ lão hóa xảy ra và tình trạng viêm khớp là phổ biến.
- Quá trình lão hóa: Cơ thể lão hóa là khi hệ xương khớp yếu và dần dần mất dần đi chức năng vốn có. Lớp sụn bảo vệ khớp mỏng đi, dẫn đến các tổn thương và cơn đau do viêm khớp kéo đến.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết đổi mùa, thay đổi thất thường có thể gây ra sự thay đổi của dịch khớp, tốc độ tuần hoàn máu tại các vị trí khớp. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây ra những cơn đau do viêm nhiễm khớp.
Triệu chứng bệnh viêm khớp
Thông thường, triệu chứng điển hình của các chứng bệnh xương khớp là các cơn đau tại vị trí bệnh. Tương tự đối với viêm khớp, các dấu hiệu của bệnh được thể hiện cụ thể như sau:
- Đau nhức tại vùng khớp: Các vùng khớp như khớp tay, khớp chân, khớp háng, khớp vai… sẽ đau dai dẳng… Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, các cơn đau có thể dữ dội và khó chịu hơn.
- Sưng, tấy đỏ tại vùng khớp: Tình trạng viêm nhiễm tại vùng khớp sẽ làm khớp sưng đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác ấm nóng.
- Cứng khớp: Cứng, khó cử động là tình trạng thường thấy ở người bệnh bị viêm khớp. Triệu chứng này thường thấy nhiều nhất khi vừa thức dậy. Do đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, massage thoải mái toàn bộ cơ thể để tránh tình trạng cứng khớp, đau khớp…
- Khớp bị biến dạng: Tình trạng viêm khớp nặng nề sẽ làm phần sụn xương, dây chằng bị tổn thương. Về lâu về dài thì chúng sẽ làm khớp bị biến dạng. Chúng sẽ gây ra những cơn đau nghiêm trọng cho con người.
- Yếu cơ: Người bị viêm khớp thường có xu hướng ngồi/nằm 1 chỗ để tránh các cơn đau khi vận động. Và tình trạng này làm khí huyết toàn bộ cơ thể không lưu thông. Cơ bắp không hoạt động thường xuyên sẽ bị suy yếu.
- Tiếng kêu khi cử động khớp: Phần dịch bôi trơn không tiết ra đủ cho khớp nên mỗi khi vận động, phần khớp sẽ phát ra các tiếng kêu lục đục tại các vị trí này.
- Một vài dấu hiệu khác: Ngoài các triệu chứng điển hình kể trên, người mắc viêm khớp còn có thể gặp một vài biểu hiện khác như mệt mỏi, uể oải, sốt, mất ngủ, kém tập trung khi học tập, làm việc,..
Chẩn đoán viêm khớp
Phương pháp cơ bản để chẩn đoán bệnh viêm khớp sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán viêm khớp thông qua triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán theo phương pháp này sẽ dựa trên các biểu hiện cơ bản của bệnh viêm khớp. Các triệu chứng gồm đau nhức tại vùng khớp, sưng tấy đỏ tại vùng khớp, cứng khớp, khớp bị biến dạng, yếu cơ, tiếng kêu lạ khi cử động khớp,…
Chẩn đoán viêm khớp thông qua cận lâm sàng
Cận lâm sàng sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm y khoa. Thông thường, để chẩn đoán viêm khớp, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu và siêu âm hình ảnh:
- Xét nghiệm máu: Loại xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện các yếu tố gây viêm (tốc độ lắng của máu, bạch cầu, tiểu cầu, CRP,…) và các yếu tố RF, anti CCP,…
- Siêu âm hình ảnh: Các loại siêu âm sẽ bao gồm siêu âm vùng khớp, chụp X quang vùng khớp, chụp CT, chụp MRI, xạ hình xương,…
Một lưu ý quan trọng khi người bệnh tiến hành các phương pháp chẩn đoán viêm khớp là cần thực hiện tại các cơ sở y khoa uy tín. Các đơn vị này có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sẽ có đánh giá chính xác và phác đồ điều trị thích hợp cho người bệnh.
Cách điều trị bệnh viêm khớp
Điều trị viêm khớp bằng Đông y
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp làm giảm các cơn đau khớp hiệu quả, an toàn và lành tính. Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc Đông y như sau:
- Bài thuốc số 1: Sử dụng các loại nguyên liệu gồm thổ phục linh, thiên niên kiện, tang chi, lá lốt, hà thủ ô, cốt toái bổ, trần bì, đinh lăng và bạch chỉ. Trộn các nguyên liệu lại với nhau và đem đi sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng xuyên khung để sắc hoặc hãm để lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc số 3: Sử dụng các nguyên liệu gồm tang chi, phòng phong, hải đồng bì, quế chi, nhẫn đông đằng, bạch thược, xích thược, bột linh dương, sinh địa. Trộn các nguyên liệu và đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Điều trị viêm khớp bằng các bài thuốc dân gian
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hữu hiệu có tác dụng với các cơn đau xương khớp. Ưu điểm vượt trội của các bài thuốc dân gian là dễ thực hiện và nguyên liệu dễ tìm kiếm. Một vài bài thuốc dân gian hỗ trợ bệnh viêm khớp gồm:
- Sử dụng gừng tươi: Gừng tươi là một loại gia vị quen thuộc và có tác dụng tiêu viêm, giảm đau tức thì. Người bệnh có thể sử dụng rượu gừng hoặc dầu gừng để massage tại vùng khớp bị đau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột gừng và mật ong để uống để giúp điều trị bệnh.
- Sử dụng ngải cứu: Rau ngải cứu cũng là một loại nguyên liệu chữa viêm khớp rất hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá ngải cứu tươi rang cùng muối trắng. Sau đó dùng khăn sạch bọc lại và chườm lên vùng khớp để làm giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng rượu nghệ: Tương tự như gừng, nghệ cũng là một loại nguyên liệu giúp tiêu viêm, giảm sưng. Kết hợp nghệ và rượu làm một thuốc bóp cho vùng khớp sẽ làm giảm đau.
Điều trị viêm khớp bằng vật lý trị liệu
Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu cũng là cách cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Một vài hình thức của phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:
- Các bài tập hỗ trợ: Một vài bài tập giúp phần khớp được vận động, hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp,… sẽ giúp tái tạo chức năng của khớp, từ đó đẩy lùi các cơn đau của bệnh viêm khớp.
- Chườm nóng/lạnh: Đây là phương pháp giúp làm giảm viêm, giảm đau tức thì và có thể cải thiện độ dẻo dai và linh hoạt của vùng khớp.
- Phương pháp nhiệt: Liệu pháp nhiệt (ngâm nước ấm hoặc tập luyện trong nước ấm) sẽ làm giảm áp lực tại vùng cơ, hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm sưng,…
- Phương pháp trị liệu nghề nghiệp: Do đặc thù nghề nghiệp nên một số người bệnh mắc bệnh viêm khớp. Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ cho người bệnh một vài thủ thuật giúp hạn chế đau đớn tại vùng khớp.
Sử dụng thuốc Tây y
Việc sử dụng thuốc Tây y là giải pháp nhanh chóng và được áp dụng phổ biến bởi nhiều người bệnh. Thông thường, đối với bệnh nhân mắc viêm khớp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc gồm: Thuốc giảm đau, thuốc bôi giảm đau – chống sưng tấy, thuốc chống thấp khớp, thuốc sinh học,..
Sử dụng phương pháp châm cứu, điện kích hoặc phẫu thuật
Châm cứu, điện kích hoặc phẫu thuật cũng là những giải pháp giúp điều trị viêm khớp được nhiều người áp dụng.
- Phương pháp châm cứu: Sử dụng các đầu mũi kim châm tác động lên huyệt nhất định để làm giảm đau, giảm sưng tại các vùng khớp bị bệnh.
- Phương pháp điện kích thần kinh: Sử dụng thiết bị chuyên dụng tạo xung điện kích thích lên dây thần kinh trên bề mặt da để làm giảm các cơn đau.
- Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật hợp nhất các khớp, thay thế khớp… sẽ là một vài phương thức phẫu thuật phổ biến để chấm dứt tình trạng đau viêm tại các vùng khớp.
Cách phòng ngừa viêm khớp
Bệnh viêm khớp nếu không phát hiện và có liệu trình điều trị tức thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất là bạn cần rèn luyện lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh tốt nhất. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn đọc để ngăn ngừa bệnh hữu hiệu:
- Tránh các tư thế gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp: Không mang vác các vật nặng, không ngồi hoặc đứng tại một tư thế quá lâu,…
- Duy trì mức độ cân nặng ở mức vừa phải: Thừa cân là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp. Do đó, hãy chú ý đến cân nặng và cố gắng duy trì chúng ở mức độ vừa phải để phòng tránh mắc các bệnh nguy hiểm.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, hạn chế chất béo/đạm từ động vật, bổ sung rau của quả và trái cây là những nguyên tắc vàng vừa giúp đẩy lùi nhiều loại bệnh tật và nâng cao sức khỏe.
- Duy trì một lối sống tích cực: Ngủ đủ giấc, chăm luyện tập thể dục thể thao,… sẽ giúp hệ xương khớp giữ được độ dẻo dai và sức mạnh.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Một vài các thiết bị như nẹp, băng gán,… tại các vị trí khớp cũng là giải pháp giúp phòng tránh bệnh viêm khớp hiệu quả.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn cần khám sức khỏe để chủ động theo dõi tình trạng cơ thể và có giải pháp điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Viêm khớp là bệnh lý đã không còn quá xa lạ với nhiều người bệnh. Do đó, thông qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp. Hy vọng rằng, bài viết góp phần giúp người đọc hiểu kĩ hơn về loại bệnh lý này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!