Viêm khớp vảy nến là một trong các bệnh về khớp có liên quan đến yếu tố tự miễn. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho tất cả các bộ phận khác trên cơ thể. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và điều trị hiệu quả bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung chia sẻ dưới đây.
Viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến là hiện tượng viêm nhiễm có liên quan đến bệnh vảy nến. Đây được xác định là bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô khỏe mạnh trên cơ thể và gây ra tình trạng viêm khớp. Viêm khớp vảy nến có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào trên cơ thể. Trong đó các khớp ở hai chi dưới, khớp ngón tay, ngón tay và khớp ngón chân là các vị trí dễ bị tổn thương nhất.
Viêm khớp vảy nến thường xảy ra ở người cao tuổi trong khoảng từ 50 – 70 tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm về khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho tất cả các bộ phận khác trên cơ thể nếu không được điều trị hiệu quả. Do đó mọi người cần lưu ý để có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Triệu chứng viêm khớp vảy nến
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp vảy nến gồm:
- Bị đau ở các khớp, khớp có dấu hiệu sưng và nóng đỏ
- Đau khớp ở một bên hoặc cả hai bên cơ thể
- Các khớp ngón tay, khớp cột sống bị đau nhức
- Xuất hiện các tổn thương dạng vảy nến trên da
- Móng tay, móng chân bị biến dạng và tổn thương
- Người bệnh có dấu hiệu viêm mống mắt, viêm kết mạc mặt và loét miệng
Tùy vào vị trí tổn thương bệnh viêm khớp được chia thành 5 thể riêng biệt. Bao gồm:
- Thể viêm khớp ngón xa ở chân và tay
- Viêm một số khớp nhưng dưới 5 khớp và không có tính chất đối xứng
- Thể viêm nhiều khớp, có tính chất đối xứng 2 bên và có triệu chứng tương tự bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thể tổn thương ở cột sống tương tự bệnh viêm cột sống dính khớp
- Thể viêm khớp vảy nến phá hủy sụn khớp
Ngoài ra, tùy vào mức độ bệnh lý và thể trạng của mỗi người mà bệnh viêm khớp vảy nến có thể gây ra các biểu hiện đi kèm khác như:
- Bị sưng ở các ngón chân và ngón tay
- Đau nhức xương khớp
- Đau nhiều ở vùng lưng dưới
Nguyên nhân viêm khớp vảy nến
Các nghiên cứu khoa học cho cho biết viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp do sự rối loạn tự miễn gây ra. Những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đã dẫn đến hiện tượng viêm ở khớp xương và kích thích sự sản sinh quá mức của tế bào da.
Đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn của hệ miễn dịch dẫn đến viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể là:
- Yếu tố di truyền: Các số liệu thống kê cho thấy những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh viêm khớp vảy nến có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đến 50% so với những người khác
- Yếu tố khách quan từ môi trường: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nhiều hóa chất độc hại hay môi trường sống ẩm thấp, nhiễm khuẩn,… cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp rất cao.
Viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?
Trong các bệnh về khớp, viêm khớp vảy nến được biết đến là bệnh lý rất nguy hiểm. Các tổn thương do bệnh gây ra có thể tác động lên rất nhiều các bộ phận khác trên cơ thể. Những biến chứng có thể gặp là:
- Tác động đến da, móng và tóc: Hình thành các mảng sần sùi, thô cứng, có thể làm gây ra tình trạng ly móng (tróc móng khỏi giường móng)
- Tác động đến hệ cơ xương khớp: Gây sưng, cứng và đau nhức. Làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Đồng thời triệu chứng bệnh có thể làm mòn xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác
- Tác động đến hệ miễn dịch: Sự rối loạn và hoạt động bất thường của hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, điển hình nhất là bệnh viêm da, viêm họng liên cầu khuẩn
- Đối với mắt: Viêm khớp vảy nến không được điều trị hiệu quả dẫn đến tình trạng viêm màng bồ đào, có thể dẫn đến biến chứng mù lòa vĩnh viễn
- Tác động đến hệ hô hấp: Biến chứng bệnh viêm phổi mô kẽ khiến người bệnh bị ho nhiều, khó thở, cơ thể mệt mỏi
- Biến chứng đến hệ tim mạch: Người mắc bệnh viêm khớp vảy nến dễ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch,… tăng nguy cơ đột quỵ
- Đối với hệ thần kinh: Người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm kéo dài
Điều trị viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn tự miễn của hệ miễn dịch. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên các triệu chứng viêm khớp vảy nến có thể được đẩy lùi đến 90% nếu áp dụng đúng cách
Một số biện pháp điều trị bệnh viêm khớp vảy nến có thể được áp dụng là:
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm khớp vảy nên
Các loại thuốc có thể được sử dụng cải thiện triệu chứng bệnh gồm: Thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giảm đau, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc ức chế miễn dịch,… Các loại thuốc này đem lại tác dụng tốt trong việc giảm đau, cải thiện triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển của phản ứng viêm.
Trong trường hợp thuốc điều trị dạng uống không đem lại tác dụng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm Corticosteroid. Tuy nhiên việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm suy giảm chức năng gan, thận,… nên mọi người chú ý sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.
Phẫu thuật viêm khớp vảy nến
Trong trường hợp điều trị viêm khớp vảy nến bằng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương án phẫu thuật thay thế khớp tổn thương. Phương pháp này giúp chấm dứt sự tiến triển của tình trạng sưng, viêm và bảo vệ chức năng vận động cho người bệnh. Mặc dù vậy phương pháp phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định nên chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh viêm khớp vảy nến và cách điều trị bệnh đang được áp dụng. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe!