Viêm khớp liên mấu là bệnh lý có diễn biến hết sức phức tạp và đang có dấu hiệu gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và đời sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm khớp liên mấu rất dễ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm khác.
Viêm khớp liên mấu là gì?
Ở những người bình thường, tại khớp xương của cột sống sẽ có hai mấu nằm ở phía trên và phía dưới. Đây chính là 2 điểm tựa để các khối cơ có thể bám vào. Đối với những khớp xương liền nhau thì sẽ có mấu nối nằm kề với nhau để tại thành khớp liên mấu của cột sống. Viêm khớp liên mấu chính là để chỉ tình trạng viêm ở khớp giao giữa mấu trên và mấu dưới.
Viêm nhiễm khớp liên mấu thường gây hiện tượng sưng đau và khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là bệnh làm ảnh hưởng đến tổ chức sụn, khiến cho người bệnh đi lại, vận động vô cùng khó khăn.Loại viêm khớp này không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn phổ biến ở rất nhiều các độ tuổi khác nhau. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để cải thiện tính linh hoạt của xương khớp, từ đó tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Nguyên nhân viêm khớp liên mấu
Để xác định rõ ràng nguyên nhân gây viêm khớp liên mấu thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Có một số nghiên cứu đã đánh giá về hiện tượng này có thể do sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như:
- Sự lão hóa của xương khớp: Khi xương khớp bị yếu và lão hóa rất dễ dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm vùng cột sống. Điều này làm cho khớp liên mấu cũng sẽ bị bào mòn và kích thước thu nhỏ lại và dễ bị tổn thương.
- Diện khớp phải chịu áp lực quá lớn: Cũng chính bởi sự thu hẹp ở phía trước của đĩa đệm nên lực sẽ dồn về hai diện khớp ở phía sau. Chúng tạo nên một áp lực lớn cho ở phần sụn khớp và gây ra viêm nhiễm khớp liên mấu khi quá tải.
- Chấn thương: Sự tác động mạnh từ bên ngoài do tai nạn, chơi thể thao, hay lao động quá sức đều có nguy cơ tạo ra chấn thương ở khớp liên mấu.
Triệu chứng viêm khớp liên mấu
Viêm khớp liên mấu được nhận biết bởi triệu chứng đặc trưng nhất đó chính là khó khăn khi vận động cơ thể, cụ thể là:
- Người bệnh xuất hiện các cơn đau mỏi vùng cổ, vai, gáy rồi lan ra cánh tay và các chi. Ngoài ra, cảm giác tê bì và nhức mỏi ở khắp cơ thể do dây thần kinh bị chèn ép.
- Vùng gần cổ có hiện tượng căng cứng, rất khó để xoay trái hay xoay phải. Người bệnh thường phải xoay cả người theo nếu muốn nhìn sang hướng khác.
- Các đốt sống lưng bị yếu đi, mất khả năng giữ thẳng. Người bệnh phải ngồi khum hoặc cong lưng, đặc biệt là cảm giác căng cứng cột sống khi muốn đứng dậy.
- Khó khăn khi vặn mình, xoay người hay uốn cong về phía trước hoặc sau.
Viêm khớp liên mấu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp liên mấu thường có nguy cơ cao làm tổn thương các bộ phận lân cận khác. Bề mặt sụn khớp và dịch khớp sẽ bị rách và làm lộ ra phần xương bên dưới khi khớp liên mấu bị viêm nhiễm nặng. Các xương này sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau, chồi xương hình thành và phát triển làm hẹp lỗ liên hợp, chèn ép vào các rễ thần kinh. Tình trạng hẹp ống sống sẽ được hình thành khi chồi xương đâm sâu vào trong ống sống.
Chính vì vậy, viêm nhiễm khớp liên mấu không được ngăn chặn sớm sẽ có thể gây ra các biến chứng như: Viêm nhiễm, biến dạng động mạch chủ, cột sống bị yếu và dễ vỡ, chèn ép dây thần kinh, rối loạn chức năng xương khớp…
Cách điều trị viêm khớp liên mấu
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị viêm khớp liên mấu, các bác sĩ cần phải kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Vì vậy, mỗi cách chữa trị sẽ mang lại hiệu quả với từng đối tượng là khác nhau. Sau đây là một số cách đơn giản để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm khớp liên mấu mà bạn có thể tham khảo:
Chườm muối nóng hoặc đá lửa
Để làm dịu đi các cơn đau do viêm khớp gây ra, người bệnh có thể dựa vào sức nóng từ muối hoặc đá lửa. Cách này được áp dụng khá phổ biến trong vật lý trị liệu. Chúng giúp cho các mạch máu được giãn nở từ đó làm giảm áp lực lên các dây thần kinh. Bạn có thể đặt các viên đá lửa chạy dọc theo chiều dài cột sống hoặc dùng túi đá muối nóng chườm trực tiếp lên khu vực đau nhức.
Xoa bóp với tinh dầu tràm
Sử dụng lực của các ngón tay kết hợp với tinh dầu tràm để xoa bóp và thư giãn cho vùng bị tổn thương. Người bệnh cần làm sạch khu vực cột sống, nhỏ vài giọt tinh dầu tràm lên vị trí đau, thoa đều và xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo cột sống. Phương pháp này không những có tác dụng giảm đau mà còn giúp người bệnh thư giãn, lưu thông khí huyết.
Sử dụng thuốc Tây Y
Thuốc Tây Y được dùng để điều trị những cơn đau nhức dữ dội và có tần suất tăng cao ở người bệnh. Với cách này thì bạn nên cân nhắc kỹ và sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc kháng sinh thường gây hại cho gan và thận. Một số loại được dùng để điều trị viêm nhiễm khớp liên mấu đó là:
- Nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs.
- Tiêm thuốc Corticosteroid vào cột sống.
- Nhóm thuốc kháng TNF hoặc chất ức chế IL-17
Phòng ngừa viêm khớp liên mấu
Với các triệu chứng và nguy cơ biến chứng của viêm khớp liên mấu, mọi người nên chủ động phòng ngừa thật sớm để tránh bị mắc bệnh hoặc làm chúng tiến triển nặng hơn.
- Không bê vác các vật quá nặng hay lao động quá sức tránh làm tổn thương cột sống.
- Luyện tập các bài thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng cường hệ xương khớp.
- Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thiếu vệ sinh…
- Ngồi làm việc, đi đứng đúng tư thế, tránh thay đổi các tư thế một cách đột ngột.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện tình trạng bệnh.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Bệnh viêm khớp liên mấu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng của sống của người bệnh. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, chúc bạn sớm hồi phục và luôn có được sức khỏe tốt nhất!