Hiện nay không ít người vẫn luôn băn khoăn viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không. Để giải đáp những băn khoăn của độc giả, chúng tôi xin gửi tới các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Viêm khớp dạng thấp vẫn thường được gọi bằng cái tên khác là bệnh thấp khớp. Bệnh lý về xương khớp này gặp nhiều nhất ở người trưởng thành, người già, đặc biệt tỷ lệ nữ giới dễ mắc phải nhiều hơn nam giới.
Một nghiên cứu của Hội Di truyền học tại Mỹ đã chỉ ra rằng, viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh có tính di truyền từ mẹ sang con. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, khả năng trẻ em sinh có ra có nguy cơ bị di truyền lên tới 25%. Các chuyên gia cũng chỉ ra những đứa trẻ có bố mẹ thường xuyên sử dụng thuốc lá thì nguy cơ mắc phải viêm khớp cũng cao hơn hẳn những đứa trẻ được sống trong môi trường lành mạnh.
Một số biểu hiện cụ thể người bệnh có thể nhận biết khi mắc thấp khớp ở giai đoạn cấp tính: đau nhức xương khớp, sưng xương khớp, nổi mẩn đỏ, mỏi mệt, chán ăn… Các triệu chứng này xuất hiện một cách thường xuyên, có thể tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Nếu để lâu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải chịu những hậu quả nặng nề, nguy hiểm nhất là teo cơ và tàn phế.
Gen di truyền viêm khớp dạng thấp
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các mã gen có khả năng di truyền của căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Dưới đây là một số gen di truyền viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất.
HLA
HLA là loại gen đóng vai trò giúp phân biệt các loại protein tốt với các loại protein gây bệnh cho cơ thể. HLA bao gồm nhiều mã gen khác nhau, thuộc nhiễm sắc thể số 6 của cơ thể. Những người mang gen HLA có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn hẳn những người bình thường.
STAT4
Đây là loại gen giúp điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể người. Nếu gen STAT4 bị đột biến, hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh có có nguy cơ mắc phải hàng loạt căn bệnh nguy hiểm, điển hình nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra người bệnh còn có thể đối mặt với một số căn bệnh khác như: lupus ban đỏ, bệnh vảy nến…
TRA F1 và C5
TRA F1 và C5 là hai loại gen thuộc nhiễm sắc thể số 9, ảnh hưởng đến việc hình thành một số căn bệnh tự miễn của cơ thể. TRA F1 và C5 đều là 2 loại gen có thể di truyền từ mẹ sang con, dễ dàng tạo nên bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
PTPN22
Cuối cùng, PTPN22 thuộc gen nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Gen này liên quan mật thiết tới hoạt động của tế bào T, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể người. Trong trường hợp PTPN22 bị biến đổi, khả năng mắc phải viêm khớp dạng thấp của người bệnh sẽ tăng lên.
Trên thực tế yếu tố di truyền của viêm khớp dạng thấp có thể gây ra bởi các loại gen trên. Nói cách khác, những đối tượng mang các gen này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào mắt phải viêm khớp dạng thấp đều là do những gen này.
Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp do di truyền
Viêm khớp dạng thấp có thể gây nên những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế để ngăn chặn yếu tố di truyền từ mẹ sang con, người mắc bệnh cần cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa việc lây truyền sang cho thế hệ sau.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt cho xương khớp là điều cần lưu ý trước tiên. Bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu canxi, các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp nên được bổ sung vào khẩu phần ăn như: xương ống, cá béo, sữa, ngũ cốc, các loại nấm, rau xanh… Ngoài ra, mỗi chúng ta nên bổ sung đủ 2l nước mỗi ngày cho cơ thể để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao là cách thức đơn giản nhất để nâng cao sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp. Không nên ngồi quá lâu tại một trí, hãy tăng cường tập thể dục mỗi ngày để tăng sự linh hoạt của các khớp xương, tránh được các bệnh về xương…
Tránh xa các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp. Chính vì thế người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần tránh tuyệt đối các chất kích thức này, không nên sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, việc thăm khám cần được thực hiện đều đặn. Người mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được tiến hành các xét nghiệm cần thiết, thực hiện các chỉ dẫn của các chuyên gia y tế để tránh di truyền cho thai nhi.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho độc giả câu hỏi viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không. Viêm khớp dạng thấp và căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ngay từ khi sinh ra. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này, tiến hành phòng ngừa di truyền trong trường hợp cần thiết.