Viêm khớp cổ chân là dạng bệnh lý không hề hiếm gặp hiện nay. Bệnh gây ra nhiều hạn chế đáng kể đối với cuộc sống con người. Do đó, tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa viêm khớp cổ chân sẽ giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng có thể xảy đến.
Viêm khớp cổ chân là gì?
Khớp cổ chân là bộ phận sụn đệm giữa hai đầu xương nối cổ chân lại với nhau. Vai trò của nó là giúp con người di chuyển thuận lợi và linh hoạt. Chính bởi phải hoạt động nhiều nên bộ phận này cũng dễ bị tổn thương, hư hỏng hoặc viêm nhiễm. Viêm khớp cổ chân là tình trạng đau cứng, tê bì tại khớp cổ chân do hư tổn hoặc chấn thương từ bên ngoài tác động.
Viêm khớp cổ chân có thể xảy ra đối với bất cứ đối tượng nào, thậm chí cả trẻ em. Bên cạnh đó, đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất là những người thường xuyên phải lao động nặng, người cao tuổi, người béo phì…
Đây không phải là bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng với tỉ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng tăng dần và trẻ hóa thì mỗi người cần lưu ý và cảnh giác. Theo thống kê, viêm khớp cổ chân chiếm đến 35% những người mắc bệnh lý xương khớp hiện nay. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì bệnh rất dễ chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến thành mãn tính thì nguy cơ phục hồi thấp. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng, thậm chí là liệt.
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân
Xác định đúng nguyên nhân viêm khớp cổ chân sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp đồng thời giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ tái phát sau này. Theo các chuyên gia y tế, viêm khớp cổ chân chủ yếu xảy ra do sự suy giảm của chất nhầy bôi trơn trong sụn khớp, từ đó dẫn đến tổn thương. Do đó, những yếu tố tác động đến điều này bao gồm:
- Tuổi cao: Như đã nói ở trên, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc viêm khớp cổ chân nhiều nhất. Do đó, nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi đó, hệ xương khớp bắt đầu suy yếu, bao gồm cả khớp cổ chân. Điều này dẫn tới khả năng phục hồi sau tổn thương, chất dịch nhầy bôi trơn sụn khớp suy giảm và gây đau.
- Chấn thương: Thường xảy ra với những người chơi thể thao nhiều, hay phải vận động quá sức, chơi thể thao sai cách, vận động sai tư thế… gây ra tổn thương như trật khớp, bong gân, gãy xương. Những chấn thương này dù có lành lại nhưng vẫn có thể gây tác động xấu, làm gia tăng nguy cơ viêm, suy giảm dịch nhầy sụn khớp cổ chân.
- Béo phì: Khi cân nặng quá khổ hoặc tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ khiến cổ chân phải gánh chịu áp lực lớn. Lâu dần, tình trạng này khiến khớp cổ chân suy yếu và dễ gặp tổn thương.
- Bệnh lý: Một số người gặp phải các căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh về xương khớp cũng là đối tượng của viêm khớp cổ chân. Cụ thể: loãng xương, thoái hóa cột sống, gút, viêm đa khớp… là những bệnh lý phổ biến nhất.
- Lười vận động: Khi cơ thể không được vận động thường xuyên sẽ trở nên thiếu linh hoạt, khô cứng khớp. Lâu dần, quá trình sản xuất dịch nhầy bôi trơn khớp sẽ giảm và tăng nguy cơ mắc viêm khớp cổ chân.
Dấu hiệu viêm khớp cổ chân
Nhìn chung, cách nhận diện viêm khớp cổ chân không khó. Bạn có thể gặp phải những triệu chứng sau đây:
- Cứng khớp cổ chân: Xảy ra nhiều nhất khi bạn mới ngủ dậy. sau một giấc ngủ dài, cơ thể ở trong trạng thái nghỉ thì khi tỉnh dậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó di chuyển và vận động cổ chân.
- Đau nhói cổ chân: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhói, nhức phần cổ chân khi hoạt động. Khi thời tiết thay đổi cũng là lúc cơn đau xảy đến và trở nên dữ dội.
- Sưng đỏ cổ chân: Xung quanh vùng cổ chân bạn sẽ thấy sưng tấy và đỏ lên do xương khớp đang bị viêm nhiễm. Nếu không được điều trị sớm, ổ viêm sẽ lan ra vùng khớp xung quanh và khiến người bệnh không thể di chuyển.
- Xương khớp kêu lạo xạo: Mỗi khi di chuyển, bạn sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo nơi cổ chân.
Viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Viêm khớp cổ chân là giai đoạn đầu cho nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu bạn không điều trị triệt để. Bệnh không chỉ gây phiền toái cho người bệnh khi chuyển biến sang giai đoạn nặng mà ngay từ khi khởi phát, nó đã khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển, vận động hay lao động.
Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng khó lường như:
- Viêm màng bao hoạt dịch: Làm tăng lượng máu xuống khớp cổ chân gây nên hiện tượng phù nề.
- Teo cơ, biến dạng xương: Xảy ra khi lưu thông máu kém, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nuôi xương dẫn đến teo cơ.
- Liệt vĩnh viễn: Là biến chứng nặng nề mà người bệnh không thể khắc phục.
Cách điều trị viêm khớp cổ chân
Với nền y học hiện đại phát triển như ngày nay thì có nhiều cách điều trị viêm khớp cổ chân. Cụ thể:
- Tây y: Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm các loại thuốc chống viêm, giãn cơ, thuốc giảm đau hoặc thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nặng thì cần tiêm corticoid tại chỗ mới có hiệu quả. Ngoài ra, áp dụng vật lý trị liệu phục hồi hoặc phẫu thuật với bệnh nhân nặng cũng là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả.
- Đông y: Với nhiều ưu điểm như an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ, các bài thuốc đông y vẫn được nhiều người bệnh ưa chuộng. Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu, muối, xương rồng… kết hợp với tỉ lệ và cách thức khác nhau để điều trị. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì áp dụng từ 2-4 tuần mới thấy hiệu quả rõ rệt.
Như vậy, bài viết đã chỉ ra khái niệm, nguyên nhân, những triệu chứng thường gặp cũng như cách điều trị viêm khớp cổ chân đúng cách. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn chủ động trong việc chữa và đề phòng căn bệnh này. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!