Bị viêm họng thường kéo theo tình trạng sốt nhẹ đến sốt cao khiến người bệnh rất mệt mỏi, khó chịu, ăn uống mất ngon dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Vậy bệnh viêm họng sốt mấy ngày và làm sao để cải thiện triệu chứng này? Mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để biết chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Viêm họng sốt mấy ngày?
Viêm họng là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gặp khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Bệnh chủ yếu xảy ra do vi khuẩn, virus nhưng cũng có thể do tác nhân khác thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, người trưởng thành cũng có thể mắc phải căn bệnh này nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Thông thường, bệnh viêm họng sẽ diễn tiến qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính là lúc tác nhân gây bệnh mới bắt đầu xâm nhập vào hệ hô hấp và bắt đầu bùng phát mạnh mẽ với các triệu chứng bệnh dữ dội, rõ rệt. Trong đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đau rát cổ họng, nóng họng, ho kéo dài và kèm theo triệu chứng sốt nhẹ đến sốt cao.

Vậy “viêm họng sốt mấy ngày?”
Giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết thời gian cơn sốt kéo dài và mức độ tăng thân nhiệt thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn của mỗi người. Do đó, thời gian cơn sốt diễn ra ở người bệnh là không giống nhau. Thông thường, triệu chứng sốt ở người mắc bệnh viêm họng sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Tình trạng này sẽ diễn ra từng cơn, không phải sốt sốt liên tục trong ngày.
Các bác sĩ cũng chia sẻ thêm, viêm họng kèm theo biểu hiện sốt là triệu chứng bình thường khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Đây được xem là phản ứng tự vệ của cơ thể khi bị tác nhân gây bệnh tấn công. Mặc dù vậy, nếu thân nhiệt tăng cao, người bệnh sốt trên 38,5 độ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ thì cần được can thiệp y tế ngay để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngoài ra, khi bị viêm họng kèm theo sốt có thể người bệnh sẽ còn gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn ói, thân nhiệt tăng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… Nếu không được hạ sốt và cải thiện triệu chứng sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây suy nhược, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Đặc biệt, nếu người bệnh là trẻ nhỏ có thể dẫn đến hiện tượng co giật, gây ra những tác động tiêu cực đến trí não của trẻ trong giai đoạn phát triển.
Cách giảm sốt do viêm họng
Nếu bị viêm họng kèm theo sốt, người bệnh cần áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây để hạn chế biến chứng xấu cho sức khỏe:
Sử dụng thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt thường được sử dụng khi người bệnh sốt cao trên 38 độ C. Một số thuốc có tác dụng hạ sốt nhanh thường được sử dụng là aspirin, paracetamol,…
Để sớm cải thiện triệu chứng viêm họng, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc khác như:
- Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm triệu chứng sưng, viêm, đau rát cổ họng. Phổ biến nhất là thuốc Dexamethason, prednisolon, betamethason,…
- Thuốc kháng sinh: Thuốc giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ra bệnh viêm họng. Loại thuốc thường được sử dụng là Penicillin, amoxicillin,…
- Siro hoặc viên ngậm giảm ho: Thuốc giúp làm dịu niêm mạc họng, hạn chế tình trạng kích ứng và hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng,…
Lưu ý: Việc chữa sốt khi viêm họng bằng thuốc Tây chỉ nên thực hiện khi có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.
Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng
Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng mỗi ngày là cách hạn chế diễn tiến bệnh và hạ sốt rất hiệu quả. Người bệnh có thể vệ sinh hệ hô hấp bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào tai và mũi sau đó lau khô bằng khăn mềm.
Bên cạnh đó cần súc họng bằng nước muối trong khoảng 2 – 3 phút. Mỗi ngày thực hiện tối thiểu 2 – 3 lần, đặc tính sát khuẩn, khử trùng, làm sạch niêm mạc của muối sẽ hỗ trợ điều trị bệnh và giúp hạ sốt an toàn.
Chữa sốt viêm họng bằng mẹo dân gian
Chữa sốt khi viêm họng bằng mẹo dân gian là cách làm đơn giản, an toàn với chi phí rất thấp nên được rất nhiều người áp dụng.

Bạn có thể tham khảo thực hiện một số biện pháp sau:
- Uống nước chanh đào ngâm mật ong: Chanh đào ngâm mật ong là bài thuốc dân gian giúp giảm sốt, tiêu đờm, làm dịu niêm mạc và khử trùng, sát khuẩn họng rất tốt
- Chữa sốt bằng trà thảo mộc: Người bệnh có thể dùng trà hoa cúc, trà gừng, trà xanh,… mỗi ngày đều giúp cải thiện triệu chứng viêm họng và hạ sốt hiệu quả. Nên sử dụng trà khi còn ấm để dược liệu phát huy tác dụng tốt hơn.
- Chườm nóng: Khi thân nhiệt tăng cao, người bệnh cần được chườm nóng bằng khăn mệt. Điều này sẽ giúp giải phóng nhiệt và hạ sốt nhanh chóng
Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp đến mọi người câu hỏi “viêm họng sốt mấy ngày?” và cách chữa sốt khi bị viêm họng phổ biến đang được áp dụng. Mong rằng những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người chăm sóc sức khỏe đúng cách và mau chóng khỏi bệnh. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!