Song song với các dưỡng chất khác, việc bổ sung kẽm cho cơ thể là điều được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên việc bổ sung kẽm như thế nào cho hiệu quả, uống kẽm có nóng không, nên uống sáng hay tối, uống cùng canxi có được không? thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
Uống kẽm có nóng không?
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu kẽm lại có sự thay đổi. Việc bổ sung lượng kẽm phù hợp kịp thời cho cơ thể sẽ quyết định lớn đến sự phát triển cho mỗi người và không gây nóng cho cơ thể.

Theo 1 vài nghiên cứu, lượng kẽm tương ứng cho mỗi độ tuổi và đối tượng sẽ như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg kẽm/ ngày
- Trẻ từ 7- 12 tháng tuổi: 3 mg kẽm/ ngày
- Trẻ từ 4- 8 tuổi: 5mg kẽm/ ngày
- Nam giới từ 9- 13 tuổi: 8 mg kẽm/ ngày
- Nam giới trên 14 tuổi: 11 mg kẽm/ ngày
- Phụ nữ trên 19 tuổi: 8 mg kẽm/ ngày
- Phụ nữ có thai: 11- 12 mg kẽm/ ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 11- 12 mg kẽm/ngày
Một trong những chức năng quan trọng của kẽm đó chính là tăng cường hệ miễn dịch, tăng trưởng chiều cao và cân nặng ở trẻ em. Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giảm cảm giác buồn nôn trong quá trình thai nghén, mệt mỏi. Kẽm cũng tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Ngoài ra, loại dưỡng chất vi lượng này cũng có công dụng nhất định trong việc điều trị các bệnh ngoài da, ngăn ngừa mụn và các dấu hiệu của lão hóa.
Bên cạnh các sản phẩm viên uống, bạn cũng có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm như hàu, cá trích và những loại thịt đỏ, hạt bí ngô, đậu lăng và rau bina. Để có thể lấy hết được lượng kẽm từ thức ăn vào hệ tiêu hóa, chúng ta cần nhai kỹ những thức ăn có chứa kẽm. Tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức lưu ý không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này cũng như uống nhiều kẽm sẽ gây nên tình trạng dư thừa và tạo ra những tác dụng phụ cho cơ thể.
Bạn đọc muốn biết thêm: có thể Ăn hải sản uống nước cam được không ?
Nên uống kẽm sáng hay tối?
Bên cạnh liều lượng, để cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất những dưỡng chất mà kẽm mang lại, bạn cũng cần phải chú ý đến thời điểm bổ sung kẽm cho cơ thể. Trên thực tế, việc uống kẽm khi đói sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái rối loạn tiêu hóa, điều này cực kỳ nguy hiểm cho các bệnh nhân đã có tiền sử về bệnh tiêu hóa, đường ruột, dạ dày. Do đó, các chuyên gia y tế hàng đầu khuyến cáo, thời điểm uống kẽm tốt nhất là 30 phút sau khi ăn và nên uống vào buổi sáng. Trong trường hợp người bị đau dạ dày cần bổ sung kẽm, bạn có thể uống ngay trong bữa ăn.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống kẽm trong thời gian 2 -3 tháng sau đó ngưng một thời gian để cơ thể có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã được bổ sung. Bên cạnh đó, khi uống kẽm bạn cũng nên kết hợp các loại vitamin A, vitamin B6, vitamin C để tăng khả năng hấp thu kẽm.
Uống kẽm và canxi cùng lúc được không?
Nhiều người thường có thói quen bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng một lúc để gia tăng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng một số tương tác trong các hợp chất này có khả năng xảy ra và ngăn cản sự hấp thu của các chất. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng kẽm chung với các khoáng chất khác như canxi, sắt, magie. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra lãng phí và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, răng, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, kết nối với các noron thần kinh, góp phần điều khiến các hoạt động quan trọng bên trong cơ thể.
Kẽm là khoáng chất vi lượng cần thiết, kẽm can thiệp vào chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Thiếu hụt kẽm ở trẻ em sẽ ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng chiều cao và sự khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch cơ thể.
Đây là 2 chất cực kỳ cần thiết, tuy nhiên việc kết hợp canxi với kẽm là không nên. Bởi canxi có khả năng làm tăng bài tiết kẽm do cạnh tranh với nhau tại các thụ thể, làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung các chất này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để phát huy hiệu quả của các chất tốt nhất.
Ngược lại, cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hiệu quả hấp thu kẽm trong cơ thể. Kẽm được khuyến khích sử dụng song song với vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức đề kháng.
Uống kẽm có bị táo bón không?
Bên cạnh vai trò cung cấp những dưỡng chất quan trọng, kẽm còn đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp điều hòa hoạt động của hơn 300 loai enzym có trong cơ thể con người. Vì vậy, hầu hết các cơ quan như da, niêm mạc, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương… sẽ gặp vấn đề khi thiếu không được bổ sung một lượng kẽm phù hợp.
Với câu hỏi “uống kẽm có bị táo bón không?” thì câu trả lời là không. Bởi kẽm có khả năng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, do đó, khi được bổ sung đủ kẽm, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn, tình trạng táo bón được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn lạm dụng kẽm cho việc điều trị bệnh táo bón, hành động này có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ như: mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, chán ăn, cản trở hệ miễn dịch hoạt động, tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, mất khứu giác,…
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn giải đáp được hết thắc mắc về vấn đề uống kẽm có nóng không, nên uống sáng hay tối, uống cùng canxi được không? Bạn cần lưu ý chế độ bổ sung kẽm một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa, thiếu kẽm, bởi ở mức độ nào cũng sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe.