Nhu cầu tiêu thụ bia của Việt Nam được đánh giá là một trong những nước cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, khi nồng độ đi vào cơ thể quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Vậy uống 1 chai bia nồng độ cồn bao nhiêu, uống với sữa và sầu riêng có sao không? mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Uống 1 chai bia nồng độ cồn bao nhiêu?
Giao lưu bạn bè, bàn chuyện làm ăn, hay đơn giản chỉ là để giải khát trong những ngày hè nóng oi ả, nhiều người đã tìm đến những lon bia. Bởi vậy, cũng không có gì là quá khó hiểu khi những quán nhậu vỉa hè cho đến những thiên đường giải trí lớn tràn lan những chai bia với nhiều thương hiệu khác nhau.

Độ cồn của bia là số đo chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong bia, tính theo phần trăm thể tích.
Độ cồn được tính theo số ml ethanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch ở 20 độ C.
Tùy từng loại bia mà sẽ có những độ cồn khác nhau, nhưng nhìn chung, bia sẽ có độ cồn nằm trong khoảng 1 – 12%, mà thông thường là 5%. Bên cạnh đó cũng có 1 số loại bia ít cồn (hay bia không cồn), trong trường hợp này, độ cồn cũng ở mức 0.05 – 1.2%.
Cồn được hấp thụ ngay từ niêm mạc miệng và đi thẳng vào máu, sau đó, chúng sẽ phân tán khắp cơ thể tác động đến nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể, kể cả não bộ.
Khả năng hấp thụ cồn và nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống, loại đồ uống.
Ở mỗi mức hấp thụ khác nhau, nồng độ cồn trong máu sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể như:
- Hưng phấn (0.03 – 0.12%).
- Kích động (0.09 – 0.25%).
- Lúng túng (0.18 – 0.3%).
- Sững sờ (0.35 – 0.5%).
- Tử vong (> 0.5%).
Theo những nghiên cứu đã có, các nhà khoa học chỉ ra rằng, lượng uống bia an toàn và có lợi cho sức khỏe cơ thể nằm ở khoảng 1 – 3 đơn vị uống chuẩn (10g cồn theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới WHO).
Để hạn chế những ảnh hưởng của bia đến sức khỏe, bạn không nên uống quá nhiều bia trong 1 lần, nên chia nhỏ và không uống liên tục. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đặc biệt lưu ý, khi đã sử dụng bia rượu, bạn tuyệt đối không được tham gia giao thông để tránh gây tai nạn và tổn hại cho cộng đồng, xã hội.
Uống bia với sữa có sao không?
Theo kinh nghiệm dân gian, uống bia với sữa đặc có đường khá lợi sữa cho bà bầu, ngoài ra còn có tác dụng tăng cân cho những người bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tác dụng trên, nên khi sử dụng hỗn hợp này, bạn cần hết sức lưu ý, không quá lạm dụng, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Với các thành phần như: protein, chất béo,… các loại sữa nói chung mang lại cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất có lợi, giúp bổ sung năng lượng tích cực, cung cấp canxi cho cơ thể.
Bia có một giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp năng lượng và các vitamin cần thiết thuộc nhóm vitamin B-complex cho cơ thể. Nguyên liệu chính của bia gồm: lúa mạch, ngũ cốc, malt, houblon, men bia, vitamin và các khoáng tố khác. Do đó, khi uống một lượng vừa phải sẽ kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu, giúp tạo cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Trên thế giới, bia được kết hợp với nhiều loại đồ uống khác nhau (trừ sữa) để tạo thành những món cocktail nhiều hương vị đặc biệt. Sở dĩ, người ta không kết hợp 2 loại sữa này với nhau bởi sữa và bia không hòa tan với nhau.
Lý giải điều này, bởi bia khá giống rượu vì có tính axit, các axit này sẽ không hòa hợp với sữa bởi: sữa chứa các protein (được gọi là casein) – chất béo và lactose nổi lên, phân tán đồng đều, trong nước. Các casein này tự do dạo chơi trong chất lỏng thành những nhóm nhỏ được gọi là các mixen. Mixen có điện tích âm ngăn chúng tạo thành nhóm với nhau; điện tích âm này giúp sữa ở trạng thái chất lỏng, không bị vón cục.Hàm lượng chất béo trong sữa càng cao, khả năng sữa vón cục càng thấp.
Đặc biệt, pha bia vào sữa sẽ gây ảnh hưởng tương tự như pha bất cứ loại thức uống chứa axit nào vào sữa. Lúc này, sữa sẽ trở nên có vị chua, biến thành các mixen. Thay vì phân bố đều trong chất lỏng, các mixen bắt đầu nhóm lại với nhau theo số lượng ngày càng lớn, đến khi chúng ta nhìn thấy những hợp chất này bằng mắt thường thi khi đó sữa đã bị vón cục.
Uống bia ăn sầu riêng có sao không?
Với những hàm lượng dưỡng chất cao, chứa nhiều đường và tinh bột, các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C, vitamin E nên sầu riêng có tác dụng khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược. Không những vậy, sầu riêng còn được coi như là một thực phẩm có tác dụng gây hưng phấn tình dục và kích dục, chính bởi vậy, sầu riêng còn được biết đến với biểu hiện của tình yêu cháy bỏng.

Sầu riêng có tính nóng, dễ gây nổi mụn, nên nhiều người thường có thói quen kết hợp ăn sầu riêng với các loại nước khác nhau như nước lọc lạnh, nước có ga, cafe và thậm chí là cả bia, rượu. Tuy nhiên, việc kết hợp sầu riêng với bia rượu là cực kỳ sai lầm, việc kết hợp này có thể sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Philippines Diliman, người ta thấy rằng sầu riêng có chứa một hợp chất lưu huỳnh có tên là Diethyl Disulfide. Hợp chất này được cho là cản trở quá trình chuyển hóa bia, rượu trong cơ thể. Khi đó, quá trình phân hủy các hợp chất này không được diễn ra trong cơ thể nên đã tạo cơ hội cho chất acetaldehyde độc hại đi vào máu. Điều này lý giải cho tình trạng cảm thấy nôn nao mà nhiều người gặp phải khi kết hợp sầu riêng với bia.
Một vài đánh giá khác từ các chuyên gia của Việt Nam cũng cho rằng: mọi người không nên ăn sầu riêng sau khi uống rượu bia. Đặc biệt với người mắc bệnh cao huyết áp, vì trong sầu riêng có nhiều đường và tính nóng nên không tốt cho những đối tượng này. Việc kết hợp sầu riêng cùng các chất kích thích như rượu, bia cũng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Nguy hiểm hơn, đối với những người có tiền sử cao huyết áp rất dễ bị đột quỵ, xuất huyết khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn giải quyết những thắc mắc về uống 1 chai bia nồng độ cồn bao nhiêu, uống với sữa, sầu riêng có sao không? Bạn hãy dành ra 1 vài phút để nhìn lại những thói quen trong quá khứ của mình, từ đó điều chỉnh xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý để tăng cường sức khỏe cho cơ thể