Trượt đốt sống L4 L5 là hiện tượng khá phổ biến thường xảy ra khi cột sống thắt lưng bị tổn thương. Tình trạng này ít có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Do đó việc nắm rõ thông tin về bệnh và biện pháp điều trị có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của mỗi người.
Trượt đốt sống L4 L5 là gì?
Trượt đốt sống L4L5 là tình trạng đốt sống ở vị trí thắt lưng (được ký hiệu là L4L5) bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây ra tình trạng mất vững cột sống thắt lưng, làm hạn chế tầm vận động của người bệnh và có thể dẫn đến liệt chi nếu không được điều trị đúng cách.

Căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có thể bị trượt đốt sống. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh trượt đốt sống L4L5 thường gặp nhất là:
- Chấn thương hoặc tai nạn trong quá trình làm việc, sinh hoạt. Các chấn thương này khiến đầu khớp bị nứt, vỡ, mất khả năng trụ lực của cột sống. Dần dần dẫn đến hiện tượng trượt đốt sống lưng
- Thoái hóa cột sống gây sức ép nặng nề lên cột sống. Tình trạng này kéo dài cũng sẽ gây ra hiện tượng trượt đốt sống
- Do bệnh lý như vôi hóa cột sống, viêm cột sống, gai đốt sống, ung thư xương,…
- Trượt đốt sống do khuyết eo dài quá mức, các xương vùng eo thường xuyên bị chấn thương
- Biến chứng do phẫu thuật cắt cung sau hoặc cắt cung sau mở rộng khiến các đốt sống bị trượt ra ngoài
Dấu hiệu nhận biết bị trượt đốt sống lưng l4 l5
Có khá nhiều dấu hiệu nhận biết tình trạng trượt đốt sống L4 L5. Tuy nhiên đa số chúng ta đều chủ quan với các biểu hiện này nên đôi khi bệnh không được phát hiện điều trị sớm.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trượt đốt sống L4 L5 mà mọi người cần lưu ý:
- Thường xuyên bị đau nhức âm ỉ hoặc đột ngột ở vùng lưng L4 L5. Cơn đau có xu hướng tăng nặng khi làm việc hoặc cử động vùng thắt lưng
- Phải chống tay vào đầu gối để lấy sức đứng dậy
- Biên độ vận động ngày càng bị giới hạn, có dấu hiệu gù lưng
- Cơn đau kéo dài, tái phát nhiều lần
- Ở vùng thắt lưng L4L5 có dấu hiệu bị lõm xuống
Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, bệnh trượt đốt sống lưng L4 L5 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn cảm giác: Các đốt sống bị trượt ra ngoài sẽ chèn ép lên các dây thần kinh khiến người bệnh mất khả năng cảm nhận cảm giác nóng hoặc lạnh
- Rối loạn cơ thắt: Xuất hiện biến chứng chùm đuôi ngựa khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát hoạt động đại tiện, tiểu tiện. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
- Rối loạn vận động, bại liệt: Sự chèn ép dây thần kinh khiến các khối cơ không được cung cấp máu và oxy để phát triển, vận động bình thường. Dần dần gây ra tình trạng teo cơ, yếu cơ. Cuối cùng là dẫn đến biến chứng liệt chi, tàn phế. Người bệnh phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc, hỗ trợ của người khác.
Như vậy có thể thấy rằng bệnh trượt đốt sống L4L5 sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó mọi người nên chủ động nhận diện bệnh sớm và có biện pháp thăm khám, điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa các hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Điều trị trượt đốt sống lưng
Các biện pháp điều trị bệnh trượt đốt sống lưng gồm có:
Điều trị bằng thuốc
Nếu người bệnh được chẩn đoán, kết luận bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc Tây. Các loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh trượt sốt sống lưng gồm có thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ,…
Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh, cải thiện triệu chứng sưng viêm hiệu quả. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự tư vấn hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
Bài tập chữa trượt đốt sống
Tập vật lý trị liệu là cách phòng ngừa, điều trị bệnh trượt đốt sống hiệu quả, không cần sử dụng thuốc. Vì thế người bệnh sẽ tránh được các tác dụng phụ không mong muốn như khi chữa bệnh bằng thuốc Tây.

Bạn có thể áp dụng các bài tập như đạp xe, bài tập vặn mình, bài tập thể dục, tập cơ lưng, tập yoga,… Đều đem lại tác dụng rất tốt. Thế nhưng người bệnh phải kiên trì áp dụng phương pháp đều đặn hàng ngày và kiên trì trong một thời gian dài mới có thể nhận được tín hiệu tích cực từ các bài tập đem lại.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định để điều trị bệnh trượt đốt sống nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả tốt hoặc mức độ tổn thương đã có dấu hiệu biến chứng. Mặc dù vậy mọi người cần biết rằng đây là kỹ thuật điều trị tác động trực tiếp đến thể trạng của người bệnh nên khó có thể tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện và hậu di chứng về sau.
Xem thêm:
- Bệnh án thoái hóa cột sống thắt lưng gồm những gì?
- Đau cột sống thắt lưng ở người trẻ là do nguyên nhân nào?
Trên đây là một số thông tin về bệnh trượt đốt sống L4L5 và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe một cách đúng đắn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!