Trẹo cổ là một trong những vấn đề về xương khớp mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này sẽ gây đau nhức, mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc nguyên nhân gây trẹo cổ và các cách điều trị bệnh trẹo cổ triệt để, hiệu quả.
Nguyên nhân bị trẹo cổ
Trẹo cổ là tình trạng đầu và cổ bị lệch hướng, đầu sẽ bị nghiêng sang một bên còn cằm nằm về hướng ngược lại. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn co giật, mất kiểm soát ở vùng cổ. Các cơn đau có thể lan sang vai và vùng dọc cánh tay. Bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi xoay cổ về hướng đối diện và khi nuốt thức ăn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẹo cổ. Đó có thể là nguyên nhân do bệnh lý trong cơ thể hoặc có thể xảy ra bởi lối sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây trẹo cổ phổ biến:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng trẹo cổ ở người bệnh. Khi bị thoái hóa, các đốt sống sẽ lệch khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép dây thần kinh và có nguy cơ vẹo hẳn sang bên còn lại.
- Vẹo cổ bẩm sinh: Trẹo cổ bẩm sinh là tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh. Lý do là bởi khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, mạch máu nuôi dưỡng cơ thể của trẻ bị chèn ép khiến các cơ, xương co rút và gây ra tình trạng trẹo cổ, thoái hóa xương.
- Tư thế ngủ: Có nhiều trường hợp bị trẹo cổ sau khi ngủ dậy là do bạn nằm ngủ sai tư thế. Lúc này, cổ có thể bị căng cơ, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và cứng cổ khi thức dậy. Khi bạn ngủ nệm và không có vật hỗ trợ, bụng có thể chìm xuống nệm, tạo nên áp lực ở cột sống và cổ, gây đau nhức.
- Chấn thương: Khi vận động thể thao, làm việc hàng ngày, người bệnh có thể bị chấn thương một cách đột ngột. Khi đó, hệ thống cơ xương khớp bị rối loạn, khiến người bệnh bị đau cổ, nhức mỏi, thoái hóa xương khớp.
- Tuổi tác: Trẹo cổ cũng có thể là dấu hiệu của tuổi tác. Khi lớn tuổi, hệ thống xương khớp sẽ không còn chắc khỏe, linh hoạt và rất dễ dẫn đến chấn thương. Người già có thể đối mặt với tình trạng trẹo cổ, gây nên các cơn đau nhức, mệt mỏi căng thẳng.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng trẹo cổ còn có thể xảy ra khi bạn làm việc căng thẳng, mệt mỏi trong một thời gian dài hoặc mắc một số bệnh lý khác như đau cơ xơ hóa, đau dây thần kinh, thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ…
Cách chữa trẹo cổ
Khi phát hiện các triệu chứng lạ ở cổ như các cơn đau nhức, khó vận động, người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh triệt để, nhằm hạn chế các biến chứng cho cơ thể.
Điều trị cho trẻ nhỏ
Đối với tình trạng trẹo cổ ở trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số bài tập nhằm kéo căng phần cổ để làm giảm áp lực lên cổ. Trẻ nhỏ sẽ được sử dụng nẹp cố định hoặc các loại gối chuyên dụng để thực hiện. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể giúp trẻ di chuyển cổ sang hướng ngược lại so với hướng bị trật.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ tập luyện các bài tập vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của chuyên gia để giảm các cơn đau ở vùng cổ. Đồng thời, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc căng cơ để hỗ trợ giảm đau và điều trị bệnh triệt để.
Điều trị cho người lớn

Đối với người lớn, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số phương pháp đa dạng hơn. Tùy vào trường hợp cụ thể, triệu chứng như thế nào, bạn sẽ được chữa trị theo các phương pháp riêng biệt:
- Sử dụng thuốc Tây y: Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc Tây y giúp giảm đau nhức, giãn cơ, phục hồi chấn thương ở xương khớp. Người bệnh cần uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ quy định.
- Sử dụng thuốc xoa bóp tại nhà: Đối với tình trạng trẹo cổ nhẹ, cơn đau không quá dữ dội, bạn có thể sử dụng dầu hoặc rượu thuốc để xoa bóp tại nhà. Các cơn đau nhức ở cổ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
- Tập vật lý triệu liệu: Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tập một số bài tập vật lý trị liệu để giúp giảm đau nhức vùng cổ. Kèm theo đó, bạn có thể thực hiện các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu để tăng cường lưu thông máu.
Xem thêm:
- Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt hiệu quả nhất
- Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì? Chuyên gia hướng dẫn
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị bệnh trẹo cổ. Trẹo cổ là tình trạng không quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thế nên, ngay khi có triệu chứng lạ, bạn cần thăm khám và điều trị bệnh ngay để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.