Trong giai đoạn từ 0 – 5 tuổi đầu đời, trẻ sẽ được chích ngừa vắc -xin phòng một số bệnh phổ biến như: Viêm não, lao phổi, bại liệt,… Tuy nhiên khi bị viêm phổi, trẻ sẽ có các dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, sốt cao,… Do đó “ trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không?” là câu hỏi chung của rất nhiều bà mẹ đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi này.
Trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không?
Theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta, lịch tiêm vaccine 5 in 1 cho trẻ em sẽ được thực hiện bằng 3 mũi tiêm. Mũi thứ nhất được tiêm vào tháng thứ 2, mũi thứ 2 được tiêm vào tháng thứ 3 và mũi cuối cùng được thực hiện vào tháng thứ 4. Đây là phác đồ tiêm chủng tối ưu nhất để tạo nên hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm phổi trong thời gian có lịch tiêm phòng thì có thực hiện tiêm phòng được không? Trong trường hợp này các mẹ cần xử lý như thế nào để vừa chăm sóc trẻ đúng cách mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng bệnh?
Trả lời thắc mắc “trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không?” các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu trẻ được chẩn đoán bệnh viêm phổi, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa thì sẽ không được tiêm phòng.

Nguyên nhân là do thời điểm này sức đề kháng của bé đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu tiêm phòng sẽ làm giảm tác dụng của các loại vắc-xin đồng thời khiến trẻ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ hơn sau khi tiêm. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu hiện tượng dị ứng thuốc hoặc sốc phản vệ xảy ra.
Ngoài ra, những trẻ gặp phải phản ứng nặng hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ ở các mũi tiêm trước đó thì cũng không được tiêm mũi tiếp theo. Tương tự như vậy, các trường hợp trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính dạng tiến triển. Hoặc mới điều trị gamma globulin, điều trị thuốc corticoid, trẻ đang bị sốt cao, dị ứng, hạ thân nhiệt, đang sử dụng thuốc kháng sinh hay bị hen suyễn,…. cũng sẽ không được tiêm phòng nếu có lịch tiêm chủng. Vì tất cả những trường hợp này đều có thể gặp phải nguy hiểm khi tiêm phòng do sức đề kháng đang rất yếu, dễ gặp phải tác dụng phụ của vắc-xin.
Trẻ bị viêm phổi được tiêm phòng khi nào?
Nếu trẻ mắc bệnh viêm phổi ở giai đoạn nhẹ, không có các biểu hiện đi kèm như sốt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, không bị mất nước,… thì có thể tiêm ngừa. Mặc dù vậy, bệnh nhi cần được thăm khám sức khỏe sàng lọc trước khi quyết định có được tiêm phòng hay không.
Lúc này bạn cần đưa con đến thăm khám, tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể và chỉ tiêm phòng cho con khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Đối với trường hợp trẻ bị viêm phổi mức độ nặng. Các diễn tiến bệnh trở nên trầm trọng và chưa được khắc phục dù đã sử dụng các loại thuốc cải thiện triệu chứng thì mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhi nhập viện, theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh bằng phác đồ đặc biệt để sớm hồi phục thể trạng. Điều này giúp trẻ có thể tiếp tục tiêm các mũi vắc-xin còn lại trong khoảng thời gian cách nhau không quá xa, nhằm đảm bảo được hiệu quả của việc tiêm phòng bệnh theo đúng chương trình tiêm chủng.
Xem thêm:
- Bị viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì dễ tiêu hóa và nhanh khỏi hơn?
- Viêm phổi có nên truyền nước không? Cần biết để tránh
Như vậy có thể thấy rằng, trẻ bị viêm phổi có tiêm phòng được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ tại thời điểm đó. Nếu bé yêu có sức khỏe ổn định, không sốt, không có dấu hiệu khác đi kèm thì có thể tiêm phòng sau khi thăm khám, đánh giá sức khỏe. Ngược lại, nếu có biểu hiện sốt, tiêu chảy cấp,…trẻ cần được điều trị bệnh trước khi tiêm để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.