Viêm phế quản là chứng bệnh xảy ra ở rất nhiều trẻ nhỏ nhất là mỗi khi thời tiết trở lạnh. Do sức đề kháng còn non nớt của trẻ, bố mẹ thường hạn chế hoặc không tám cho con vào thời điểm này. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại có quan điểm trái ngược. Vậy, trẻ bị viêm phế quản có tắm được không? Mời các bố mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?
Viêm phế quản là chứng bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Tại đây, niêm mạc ở họng bị viêm nhiễm nặng nề gây ra nhiều triệu chứng như: Sổ mũi, ho nhiều kèm theo đờm, sốt cao, cơ thể mệt mỏi,… Ở trẻ em, tình trạng này xảy ra khá nhiều do sức đề kháng còn khá yếu.
Chứng viêm nhiễm phế quản xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp mắc bệnh này do các bệnh viêm họng, xoang mũi, cảm cúm,… Tuy nhiên, điều kiện thời tiết, môi trường xung quanh cũng là tác nhân to lớn.
Việc trẻ em bị viêm phế quản không còn quá xa lạ. Các triệu chứng hoành hành khiến bé chán ăn, quấy khóc triền miên khiến bố mẹ lo lắng. Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh đang rất băn khoăn rằng trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị viêm phế quản nên được tắm. Nhiều bố mẹ cho rằng, tắm vào thời điểm này sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh và diễn biến nặng hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm nghiêm trọng.
Đối với bệnh viêm phế quản, việc vệ sinh chân, tay, miệng là điều cần thiết. Trẻ nhỏ vẫn chưa thể ý thức được mọi hành động. Vì vậy, khi chơi đùa, bé có thể đưa tay lên mặt, xuống chân,… Đây lại là hai vị trí thường xuyên tiếp xúc với môi trường, nơi vi khuẩn có thể trú ngụ.
Tóm lại, bố mẹ nên tắm cho trẻ ngay cả khi bị bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, việc tắm như thế nào để tránh bị phản tác dụng? Bố mẹ hay tìm hiểu điều này trong phần dưới đây ngay nhé!
Cách tắm cho trẻ bị viêm phế quản
Như vậy, theo kết luận từ bác sĩ được đề cập ở phần trước, các bố mẹ có thể yên tâm về việc tắm cho con khi bị viêm phế quản. Tuy nhiên, việc tắm cho bé cần được thực hiện đúng cách như sau.
Chuẩn bị
Đầu tiên, nước tắm cho bé cần đủ ấm, không được nóng quá cũng không được lạnh quá. Việc kiểm tra nhiệt độ bằng tay được áp dụng hiệu quả. Nếu cẩn thận hơn, bố mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước. Theo chuyên gia, nước ấm từ 33 đến 35 độ C là phù hợp.
Bố mẹ cần tắm cho bé tại nơi kín gió, đóng cửa khi tắm để bé không bị nhiễm lạnh khiến bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc chuẩn bị trước khăn tắm là điều cần thiết. Mẹ có thể sử dụng áo choàng tắm hoặc loại khăn tắm mềm, thấm nước tốt và đủ lớn để bảo vệ cả cơ thể bé.
Tắm cho bé đúng cách
Nếu bé bị viêm phế quản vào mùa đông, khi tắm mẹ có thể nước tắm ra sàn để nhiệt độ tăng lên và tạo ra độ ẩm để ngăn việc bốc hơi khiến bé bị lạnh. Đây là việc đầu tiên bố mẹ nên thực hiện để bé cảm thấy thoải mái khi tắm, nhất là những bé bị sợ nước, sợ tắm.
Tiếp theo, bố mẹ cần vệ sinh từng phần trên cơ thể. Tuyệt đối không tắm toàn bộ cơ thể cùng lúc. Việc vệ sinh cần được thực hiện nhanh chóng bởi ngâm nước quá lâu hoàn toàn không tốt cho trẻ khi đang bị viêm phế quản.
Sau khi đã tắm xong, bố mẹ cần lau khô cơ thể bé ngay lập tức và bế bé ra khỏi phòng tắm. Đặc biệt, mẹ cần quấn khăn khi đưa bé ra ngoài, tránh hiện tượng sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Cuối cùng mẹ hãy mặc quần áo giữ ấm cho con.
Lưu ý khi tắm cho trẻ nhỏ
Viêm phế quản là căn bệnh có thể xảy ra nhiều lần. Việc để trẻ bị nhiễm lạnh khi tắm cũng là một nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Do đó, ngoài việc biết cách tắm cho trẻ khi bị bệnh, bố mẹ cần chú ý một số điều dưới đây để phòng tránh bé tái phát bệnh sau.
- Dù bé có bị bệnh hay không thì việc tắm cho bé chỉ nên kéo dài từ 10-15 phút. Không nên để trẻ ngâm nước quá lâu khiến bé bị viêm họng, sổ mũi,… và các bệnh lý về đường hô hấp khác.
- Bố mẹ cần chú ý tới thời gian tắm của trẻ. Chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được tắm sau 10 giờ sáng và trước 4 giờ chiều. Bởi sau 4 giờ chiều, nhiệt độ ngoài trời bắt đầu giảm nên trẻ dễ bị nhiễm lạnh khi tắm, nhất là trẻ đang bị viêm phế quản.
- Bố mẹ luôn nhớ chuẩn bị nước ấm, quần áo, khăn tắm cho bé trước khi vào tắm tránh việc phải mở cửa phòng tắm để lấy đồ. Chính hành động này khiến luồng gió bên ngoài làm bé bị lạnh.
- Mẹ nên chọn mua loại khăn hoặc áo choàng tắm có chất liệu mềm mại, thấm hút nước tốt. Tránh các chất liệu pha nilon hoặc quá cứng làm hại đến làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.
- Quần áo dày không hẳn là sự lựa chọn tốt cho con. Nếu bé đang bị bệnh, việc mặc đồ quá dày sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Thay vào đó, các loại quần áo giữ nhiệt có thiết kế mỏng, vải mềm, ôm sát cơ thể chính là vật dụng cần thiết cho bé đấy!
- Sau khi tắm, bố mẹ có thể vệ sinh tai cho bé bằng các loại que bông chuyên dụng. Mẹ nên chọn mua kích thước bông dành riêng cho trẻ.
- Ngoài các loại xà phòng dành riêng cho trẻ, bố mẹ cũng có thể sử dụng các loại nước tắm từ lá trà xanh, mướp đắng, lá khế, gừng tươi. Các cách này được lưu truyền trong dân gian với nhiều tác dụng tốt cho trẻ nhỏ.
- Để tránh bé bị sốc nhiệt, sau khi mặc quần áo, mẹ để bé nằm trong phòng ngủ khoảng 10-20 phút trước khi cho bé ra ngoài chơi.
Xem thêm:
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản chuẩn theo chuyên gia
- Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá có nên hay không?
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?” của nhiều bậc phụ huynh. Đồng thời chia sẻ cách tắm và một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Qua đây, tác giả hy vọng các bố mẹ đã có những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!