Trẻ bị ho khan là một tình trạng cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó và cần được điều trị kịp thời. Tình trạng này có thể gây ra do tác nhân môi trường nhưng cũng có thể do các bệnh lý bên trong cơ thể trẻ. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin cụ thể về bệnh ho khan ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị ho khan có nguy hiểm không?
Ho là một phản xạ tự nhiên trong cơ thể giúp cơ thể chống lại những tác nhân như chất kích thích, khói bụi, phấn hoa, nấm mốc… Bên cạnh đó, ho cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý bên trong cơ thể từ nhẹ cho đến nặng.
Ho khan ở trẻ nhỏ là tình trạng khá thường gặp hiện nay. Các cơn ho khan sẽ khiến cổ họng bị khô, khan, khó chịu và không có đờm. Ho khan có thể kéo dài và xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.
Trẻ bị ho khan là một tình trạng nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị từ sớm. Ho kéo dài sẽ khiến sức khỏe của trẻ suy yếu dần và ảnh hưởng nhiều đến đời sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Chẳng hạn như khiến trẻ mệt mỏi, không đủ sức khỏe để học tập, vui chơi.
Ngoài ra, trẻ bị ho khan kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Ho liên tục sẽ khiến trẻ nhỏ bị mất ngủ, khó ngủ, trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Ho nhiều có thể khiến trẻ nhỏ bị buồn nôn, mất sức và suy giảm tinh thần trầm trọng.
- Ho khan sẽ khiến trẻ nhỏ bị đau đầu, đau cổ họng, đau ngực, giọng bị khàn.
- Ho nhiều và liên tục có thể khiến trẻ nhỏ có nguy cơ bị gãy xương sườn.
Nguyên nhân thường khiến trẻ bị ho khan
Có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ. Bất kỳ nguyên do nào thì cũng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho khan ở trẻ:
- Hen suyễn: Đây là tình trạng mà ống phế quản bị sưng phù, khó chịu khiến bé thở khò khè, đau tức ngực và ho khan.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể khiến trẻ bị ho khan. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác đi kèm như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, viêm họng…
- Nhiễm virus: Khi trẻ bị nhiễm virus, tình trạng họ có thể kéo dài trong vài tuần và khó thuyên giảm. Kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, sốt, khó thở…
- Kích ứng với môi trường: Một số chất trong không khí như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa có thể đi vào mũi và gây ra tình trạng ho khan ở trẻ.
- Ho gà: Ho gà có thể gây ra triệu chứng là ho khan ở trẻ và các bệnh lý khác ở đường hô hấp. Bệnh sẽ xuất hiện với các cơn cảm lạnh khó chịu và tình trạng ho không kiểm soát được.
- Tràn khí màng phổi: Khi khoang phổi không thể thoát khí ra ngoài thì người bệnh sẽ bị ho khan để đẩy khí ra ngoài kèm theo triệu chứng khó thở, đau tức ngực.
- Ung thư phổi: Một trong những tình trạng nguy hiểm gây ra các cơn ho khan đó là ung thư phổi. Bệnh sẽ không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng theo thời gian.
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Đối với trường hợp nhẹ, trẻ nhỏ bị ho khan không cần phải điều trị mà bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng nguy hiểm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và uống thuốc khi cần thiết. Vậy trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Các loại thuốc giảm ho khan
Thuốc giảm ho có tác dụng ức chế nhanh các cơn ho, giảm tình trạng ho nhiều, ho liên tục ở trẻ nhỏ. Nhóm thuốc giảm ho này có chứa một số thành phần dược chất đặc trưng như codein, pholcodin, pentoxyverine… Thuốc có thể được bào chế dưới dạng viên uống, dạng viên ngậm, dạng chất lỏng hoặc siro cho trẻ dễ uống. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, buồn ngủ…
Trẻ nhỏ bị ho khan không nên sử dụng các loại thuốc trị ho có tác dụng giải đờm, tiêu đờm. Bác sĩ có thể kết hợp điều trị cho trẻ với một số loại thuốc cảm cúm thông thường khác nếu có triệu chứng cảm kèm theo.
Một số loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ho, an thần cũng có thể được kê toa chỉ định cho trẻ uống để giảm tình trạng ho vào ban đêm gây mất ngủ.
Thuốc xịt mũi
Trong trường hợp, nếu trẻ nhỏ ho khan do mắc bệnh hen suyễn thì bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số thuốc Corticosteroid để điều trị bệnh như Flamasol, Triamcinolone, Albuterol…
Với tình trạng dịch mũi bị chảy, bác sĩ có thể cho bệnh nhân rửa mũi bằng thuốc xịt, nước muối để giảm tình trạng ho.
Thuốc trị trào ngược dạ dày
Nếu bị ho khan do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân uống một số thuốc giảm axit dạ dày và điều trị bệnh như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit, thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản…
Khi axit dạ dày được trung hòa và không trào ngược lên thực quản thì tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ sẽ được giảm đáng kể.
Bên cạnh điều trị bệnh, trẻ nhỏ bị ho khan nên có những biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh tái phát như:
- Không nên tiếp xúc với một số tác nhân gây viêm nhiễm cổ họng, thực quản như bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, mạt bụi…
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn bám trên tay gây bệnh.
- Bố mẹ nên giữ gìn vệ sinh nhà cửa xung quanh hàng ngày để ngăn chặn các tác nhân viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công.
- Giữ ấm cho trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa. Đặc biệt bố mẹ nên giữ ấm vùng cổ, vùng đầu cho trẻ nhỏ vào những ngày thời tiết lạnh.
Xem thêm:
- Ho khan về đêm và sáng sớm là bị làm sao?
- Ho khan ngứa cổ là biểu hiện của bệnh gì?
Trên đây là những thông tin cơ bản mà bố mẹ cần biết về tình trạng trẻ bị ho khan. Đối với tình trạng này, bố mẹ không được chủ quan mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh bằng những phương pháp an toàn, phù hợp nhất.