Sau các vụ tai nạn, va chạm hay vấp ngã mà có lực tác động mạnh từ bên ngoài đến vùng vai sẽ rất dễ gây hiện tượng trật khớp vai. Lúc này, chỏm đầu xương cánh tay đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và bị hạn chế vận động. Vậy có những phương pháp nào để điều trị và trật khớp vai sau bao lâu thì khỏi? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Bị trật khớp vai bao lâu khỏi?
Để trả lời cho câu hỏi bị trật khớp vai bao lâu mới khỏi? thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của mỗi người. Dựa vào những triệu chứng và biểu hiện của người bệnh, mà các chuyên gia Y tế đã phân chia chứng trật khớp ở vai thành 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Khi mới bị trật khớp vai, người mắc bệnh bắt đầu xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng vai và có thể lan xuống cánh tay. Sau vài ngày sẽ có biểu hiện bị sưng hoặc bầm tím quanh khu vực vai, có thể thấy ngứa hoặc đau nhức. Những cơn đau vai gáy sẽ có tần suất tăng dần khi vận động.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này người bệnh đã quan sát thấy rõ phần vai bị biến dạng. Khi sờ vào sẽ thấy có một vùng hõm lại do chỏm xương cánh tay đã bị lệch ra ngoài. Cơ bắp vùng vai có thể bị co thắt gây ra những cơn đau đớn bất thường thậm chí là đau dữ dội ở khớp vai.
- Giai đoạn 3: Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, sẽ rất dễ gây ra tình trạng biến chứng trật khớp vai. Lúc này, bệnh nhân gần như mất hoàn toàn khả năng di chuyển khớp bả vai. Chỏm xương đầu cánh tay có thể gây tổn thương đến các bộ phận xung quanh như mạch máu, động mạch nách…dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Với những trường hợp bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu, thì việc điều trị dễ dàng hơn. Nhờ đó mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn. Thông thường người bệnh chỉ cần được nắn lại khớp rồi nghỉ ngơi và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khoảng từ 12 đến 16 tuần khớp vai sẽ lành.
Đối với các trường hợp nặng hơn thì cần được hội chẩn và điều trị theo phác đồ của các chuyên gia Y tế. Nếu như phải phẫu thuật ghép lại xương thì người bệnh sẽ cần có thời gian để phục hồi lâu hơn. Thời gian tiến hành ca mổ khoảng trong 1 ngày và sau từ 6-8 tháng thì gần như trật khớp vai đã phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian chính xác là bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng, sức đề kháng và sự hấp thụ thuốc của mỗi người.
Cách điều trị trật khớp vai
Sau khi chẩn đoán hình ảnh bằng một số kỹ thuật như chụp X-quang các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị trật khớp vai phù hợp nhất với người bệnh. Một số cách điều trị thường được áp dụng phổ biến nhất là:
Nắn lại khớp vai
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị trật khớp ở vai thể nhẹ. Trong đó có 2 cách chính là: nắn bằng gót chân và phương pháp nắn Kocher. Bác sĩ sẽ dùng các thao tác kỹ thuật để xoa bóp, nắn và điều chỉnh khớp vai về lại vị trí cũ. Cách làm này khá đơn giản và nhanh chóng, bệnh nhân không cần phải gây mê, chỉ sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ theo đơn. Khi khớp vai đã về lại đúng vị trí thì cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Dùng nẹp

Cho dù là được điều trị bằng cách nắn hay phẫu thuật khớp thì vẫn cần sử dụng nẹp để cố định lại khớp. Thời gian dùng nẹp còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng cần phải kiêng cữ, thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được khuyên dùng sau khi đã gỡ bỏ băng đeo hoặc cây nẹp. Lúc này người bệnh cần thực hiện các động tác vận động để khôi phục lại chức năng của khớp vai. Để mang lại hiệu quả cao nhất và tránh những rủi ro thì bạn nên tới gặp các chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn, không nên tự ý làm tại nhà.
Sử dụng thuốc kê đơn
Một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau hoặc tránh tình trạng viêm nhiễm, sưng, phù nề sẽ được kê thêm trong thời gian bệnh nhân hồi phục. Người bệnh nên kiên trì sử dụng, không tự ý thay đổi hay tăng liều để thuốc có thể phát huy hết tác dụng.
Phẫu thuật
Sau khi thăm khám nếu như khớp vai và dây chằng của bệnh nhân quá yếu không thể thực hiện phương pháp nắn, thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, các trường hợp có mạch máu hoặc dây thần kinh bị tổn thương cũng cần phải phẫu thuật để chữa trị. Lúc này người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê, thời gian của một ca mổ trật khớp vai cũng khá nhanh nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng quá nhiều.
Xem thêm:
- Đau nửa đầu sau gáy bên trái là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
- Đau vai gáy bên phải là bệnh gì? Cách điều trị triệt để
Hy vọng rằng, những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chứng trật khớp vai. Nếu xuất hiện các bất thường ở khu vực này, tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để quá trình điều trị được thuận lợi và nhanh chóng hơn.