Trào ngược dạ dày khi ngủ là hiện tượng rất phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn chủ quan với tình trạng này nên việc điều trị không được tiến hành sớm dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nội dung bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trào ngược dạ dày khi ngủ có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, trào ngược dạ dày khi ngủ là tình trạng thường gặp. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như: Sự dư thừa acid dịch vị do khi ngủ dạ dày tiết ra nhiều hơn, tư thế ngủ không đúng làm tăng áp lực lên thực quản và dạ dày khiến acid dễ trào ngược.
Bên cạnh đó, khi ngủ chúng ta thường ít tiết nước bọt để trung hòa dịch vị nên cũng làm tăng nguy cơ trào ngược. Ngoài ra, bệnh cũng có thể mắc do tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức,….
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm trong ngày và kể cả khi đi ngủ tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Trong đó chứng trào ngược dạ dày khi ngủ gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Lúc ngủ, triệu chứng bệnh xảy ra sẽ khó được kiểm soát. Từ đó dẫn đến những rủi ro không mong muốn như:
- Người bệnh bị sặc dịch tiết do dịch vị trào ngược. Dẫn đến tính trạng ngạt thở, khó thở, làm chậm nhịp tim. Thậm chí có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái ngừng thở
- Người bệnh bị mất giọng và gây ra biến chứng ho mãn tính nếu hội chứng trào ngược dạ dày khi ngủ liên tục diễn ra và kéo dài
- Acid trào ngược có thể dẫn đến hiện tượng hẹp thực quản, viêm loét thực quản, nghiêm trọng nhất là dẫn đến nguy cơ ung thư thực quản,…
Như vậy có thể thấy rằng, trào ngược dạ dày khi ngủ là hiện tượng nguy hiểm. Có thể dẫn đến nhiều rủi ro đáng tiếc nếu không được chủ động phòng ngừa và can thiệp hiệu quả. Do đó mọi người không nên chủ quan với tình trạng này.
Trào ngược dạ dày vào ban đêm phải làm sao?
Trào ngược dạ dày khi ngủ là hội chứng bệnh lý nguy hiểm nên mọi người cần chủ động trang bị cho mình những thông tin cơ bản về bệnh để biết cách khắc phục kịp thời.
Theo đó, khi xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Với người bị thừa cân, béo phì cần có chế độ tập luyện để giảm cân. Tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn do cân nặng gây áp lực lớn đến dạ dày
- Khi ngủ nên kê gối cao một chút để phòng ngừa tình trạng trào ngược acid bất chợt
- Khi ăn nên chia nhỏ lượng thức ăn, không nên ăn no và hạn chế ăn trước giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày như: Cafein, chất béo, thực phẩm cay nóng, chocolate, thực phẩm có tính acid, đồ uống có ga,….
- Tránh sử dụng thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực cho vòng thực quản dưới , hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ hiệu quả
Trong trường hợp triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ không được cải thiện bằng cách biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà thì người bệnh cần tiến hành thăm khám, điều trị y tế càng sớm càng tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc đặc trị khác nhau. Với những người mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng và bệnh có dấu hiệu biến chứng thì cần được điều trị phẫu thuật để ngăn ngừa các diễn tiến xấu của bệnh.
Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào?
Về vấn đề “trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào?” các bác sĩ chuyên khoa cho biết nằm nghiêng bên trái là đáp án chính xác nhất cho cây hỏi này. Ở tư thế nằm nghiêng bên trái, cơ thắt thực quản dưới nằm ở trên dịch dạ dày. Giúp hạn chế xảy ra tình trạng trào ngược acid dịch vị. Trong trường hợp acid bị trào ngược lên thực quản thì yếu tố trọng lực cũng sẽ đẩy acid trở về dạ dày để ngăn ngừa nguy cơ trào ngược dịch vị. Nhờ vậy triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Bên cạnh đó, người bị trào ngược dạ dày khi ngủ cũng nên tránh nằm ở tư thế ngửa. Khi nằm ngửa, cơ thắt thực quản dưới sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, tạo yếu tố thuận lợi cho dịch vị và thực phẩm trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Từ đó làm gia tăng nguy cơ triệu chứng bệnh bùng phát khi ngủ. Nếu muốn thay đổi tư thế ngủ với trạng thái nằm ngửa thì bạn nên kê đầu giường cao hơn khoảng 15cm để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên phải. Bởi vì với tư thế này thì cơ thắt thực quản nằm ở dưới dạ dày. Các cơ quan trong cơ thể phải chống lại trọng lực để ức chế acid và thức ăn ở nguyên trong dạ dày. Quá trình này diễn ra một cách khó khăn và tốn nhiều thời gian. Tạo điều kiện cho acid dịch vị tiếp xúc lâu hơn với niêm mạc thực quản. Từ đó gây ra tình trạng kích ứng và các phản ứng sưng, viêm. Lâu lần sẽ làm bùng phát triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ, gây đau tức ngực, khó nuốt, chảy máu thực quản,….
Như vậy nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số vấn đề về hội chứng trào ngược dạ dày khi ngủ và cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.