Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh ít xâm lấn và được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, thực hư về hiệu quả chữa bệnh của phương pháp này như thế nào, lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết!
Tiêm ngoài màng cứng là gì?
Tiêm ngoài màng cứng là việc các bác sĩ sẽ tiến hành đưa thuốc Steroid tới khoang chứa màng cứng. Sau đó, thuốc này sẽ tác động trực tiếp lên rễ thần kinh bị chèn ép để giảm các bệnh về xương khớp, giảm đau và kháng viêm.

Việc tiêm ngoài màng cứng đòi hỏi thực hiện ở những cơ sở, bác sĩ chuyên môn giỏi. Điều này sẽ giúp bệnh nhân được tiêm chính xác vị trí và giảm khả năng để lại biến chứng trong quá trình thực hiện.
Sử dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng đã được nhiều người công nhận về hiệu quả cải thiện rõ ràng các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, tùy mức độ bệnh cũng như cơ địa mà sự tác động của phương pháp này sẽ khác nhau.
Ưu điểm của việc tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau, kháng viêm tạm thời. Thuốc Steroid sau khi vào khoang của màng cứng sẽ tác động trực tiếp lên rễ thần kinh, nơi bị thoát vị đĩa đệm để giảm sưng và phù nề cũng như hạn chế các tổn thương rễ thần kinh. Do đó, phương pháp này có nhiều ưu điểm như:
- Giảm đau và kháng viêm tạm thời: Phương pháp này có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả từ một tháng tới một năm.
- Dễ dàng hơn trong các hoạt động hàng ngày như cúi, ngửa, gập mình.
- Xác định được nguyên nhân gây đau cột sống: Các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây đau cột sống thông qua tiêm ngoài màng cứng để có phương pháp xử lý dứt điểm.
- Hạn chế phẫu thuật xâm lấn: Thay vì phương pháp phẫu thuật truyền thống cần sự can thiệp dao kéo thì phương pháp tiêm ngoài màng cứng sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ này.
Chỉ định và chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chỉ được sử dụng cho các trường hợp nhất định. Dưới đây là những trường hợp chỉ định và chống chỉ định sử dụng phương pháp này:
Trường hợp chỉ định tiêm ngoài màng cứng
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
- Bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh cột sống và mô xung quanh.
- Bệnh nhân bị chấn thương xương, hẹp ống sống.
Nhìn chung, tiêm ngoài màng cứng thường được chỉ định cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm kèm theo tổn thương dây thần kinh.
Trường hợp chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng
- Người bệnh có cột sống tổn thương nặng do ung thư hoặc xuất hiện khối u.
- Người bệnh bị rối loạn đông máu.
- Người bệnh bị viêm nhiễm, loét vùng tiêm.
- Người bệnh đang dùng các loại thuốc điều trị khác: Loét dạ dày, chống đông máu, tiểu đường…
Một số tác dụng phụ và rủi ro khi tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn tương tự các phương pháp khác. Cụ thể, người bệnh có thể đối mặt với các tác dụng phụ như:
- Đau ở khu vực tiêm.
- Tê bì cột sống thắt lưng
- Sốt, mạch đập nhanh, tụt huyết áp
- Cơn đau nhức cục bộ gia tăng
- Chảy máu tại vị trí tiêm
- Nôn nao, mất ngủ, bồn chồn…

Ngoài ra, người bệnh có thể đối mặt với một số rủi ro như:
- Nhiễm trùng: Mặc dù ít khi xảy ra nhưng vẫn có từ 0.01 – 0.1% người bệnh bị nhiễm trùng do môi trường tiêm không vô khuẩn.
- Thủng ngoài màng cứng: Có tỉ lệ 0.3%, gây đau đầu, tăng các cơn đau lưng dữ dội.
- Chảy máu nhiều sau khi tiêm khoảng vài ngày.
- Tổn thương thần kinh: Thường do các bác sĩ thực hiện tay nghề chưa cao khiến mũi tiêm làm tổn thương tới dây thần kinh gây chảy máu và nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng đến thai nhi với phụ nữ đang mang thai: Bức xạ trong xét nghiệm hình ảnh trước khi tiến hành tiêm có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này.
- Chấn thương vùng cột sống, tử vong: Rủi ro này thường do tiêm không đúng vị trí dẫn đến tổn thương nghiêm trọng dây thần kinh tủy sống.
Những rủi ro do phương pháp tiêm ngoài màng cứng là rất thấp. Để tránh những rủi ro này, trước khi thực hiện, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng, hỏi bác sĩ về mức độ tương thích của bệnh cũng như có các phương pháp hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm:
- Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự hiệu quả?
- Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào, quy trình thực hiện
Nhìn chung, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp tiên tiến giúp giảm nhanh triệu chứng đau, viêm do bệnh gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh chỉ thực hiện tiêm ngoài màng cứng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.