Thuốc ngâm chân trị phong thấp có thể giúp người bệnh cải thiện cảm giác đau nhức khó chịu đồng thời thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn, tăng cường chất lượng giấc ngủ. Những bài thuốc này thường có nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, cách thực hiện nhanh chóng và ít gây tác dụng phụ cho cơ thể. Cùng bài viết sau đây khám phá 7 bài thuốc ngâm chân tại nhà hiệu quả nhất!
7 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp hiệu quả
Các bài thuốc ngâm chân thường được người bệnh đau nhức xương khớp, ví dụ như phong thấp đặc biệt ưa chuộng. Những bài thuốc này giúp xua tan cảm giác nhức mỏi đồng thời mang đến cho người bệnh sự dễ chịu, thoải mái.
Dưới đây là 8 công thức thuốc ngâm chân tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc ngâm chân từ gừng tươi
Gừng tươi từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc Nam có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo đó, gừng có vị cay, tính ấm, có thể giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm viêm,giảm đau nhức khớp xương hiệu quả. Ngoài ra, nước gừng ấm ngâm chân còn giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh và stress.
Nguyên liệu: 20g gừng tươi, 3l nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng, để ráo nước rồi dùng dao thái thành các lát mỏng. Sau đó, người bệnh cho gừng vào nồi, thêm nước rồi nấu sôi.
- Nước gừng sau khi sôi đem bắc xuống, đợi nguội bớt thì đổ ra chậu để ngâm chân.
Bài thuốc từ lá trà xanh
Lá trà xanh được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền khác nhau, trong đó có cả bài thuốc ngâm chân trị bệnh phong thấp. Theo Đông y, trà xanh vị chát, tính mát, quy kinh Tâm và Can. Dùng trà xanh ngâm chân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau nhức xương khớp và tê bì. Không những vậy, nước trà xanh còn giúp loại bỏ tế bào chết ở lòng bàn chân.
Nguyên liệu: 30g lá trà xanh, 2l nước lạnh, 1 nhúm muối hạt.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh đem rửa sạch, dùng tay vò nát lá. Cho tất cả lá trà đã chuẩn bị vào nồi, thêm muối và nước lạnh rồi đun sôi.
- Người bệnh đổ nước thuốc ra chậu, đợi khi nguội bớt thì dùng ngâm chân. Thời gian ngâm khoảng 15 phút mỗi ngày.
Dùng lá lốt ngâm chân trị phong thấp
Lá lốt có tác dụng giảm viêm và đau nhức hiệu quả nên thường được người bệnh phong thấp dùng để ngâm chân. Theo đó, bài thuốc Nam này có thể giúp loại bỏ cảm giác nhức mỏi khó chịu đồng thời khai thông khí huyết, khiến cho người bệnh ngủ ngon và sâu hơn.
Nguyên liệu; 30g lá lốt già, 2l nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch lá lốt, cho vào nồi, thêm nước rồi đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước ngâm ra chậu, đợi đến khi nước còn ấm thì dùng để ngâm chân. Bài thuốc lá lốt nên thực hiện hàng ngày.
Thuốc ngâm chân từ lá trầu không
Lá trầu thường được sử dụng để xông hơi nhưng ít ai biết rằng đây cũng là vị thuốc trị bệnh phong thấp hiệu quả. Theo Đông y, lá trầu mùi thơm, vị cay, tính ấm, công dụng chính là sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau nhức. Chính vì vậy, người bệnh phong thấp ngâm chân thường xuyên với lá trầu không có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Nguyên liệu: 40g lá trầu không, 2l nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu, vò nát sau đó bỏ vào nồi, thêm nước lạnh rồi đun sôi.
- Sau khi bắc nồi xuống nhớ mở nắp để nước trầu không nguội bớt. Nhân lúc nước còn ấm, người bệnh dùng ngâm chân khoảng 15 phút.
Bài thuốc ngâm châm trị phong thấp từ hoa cúc
Bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ hoa cúc cũng được nhiều người áp dụng thanh công. Theo một số nghiên cứu, trong hoa cúc có chứa một lượng lớn tinh dầu và hoạt chất chống viêm, có thể giúp thư giãn thần kinh, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Không những vậy, nước hoa cúc còn giúp làm đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa da.
Nguyên liệu: 15g hoa cúc sấy khô, 1l nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Cho hoa cúc sấy khô vào nồi, thêm nước lạnh và đun sôi.
- Đổ nước hoa cúc ra chậu, pha thêm nước lạnh để đạt nhiệt độ vừa phải, có thể thêm tinh dầu hoa cúc nếu thích.
- Người bệnh ngâm chân trong khoảng 10 đến 15 phút.
Bài thuốc từ sả, lá bưởi và rễ gừng
Bài thuốc ngâm chân kết hợp từ sả, lá bưởi và rễ gừng cũng rất được ưa chuộng. Các vị thuốc có trong công thức này đều có khả năng chống viêm, ngăn ngừa tình trạng đau mỏi, đau nhức đồng thời thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả.
Nguyên liệu: 10g sá nguyên cây, lá bưởi và rễ gừng, 2l nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, dùng dao đập dập rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2l nước lạnh.
- Đổ nước đã đun sôi vào một cái chậu, đợi cho nguội rồi ngâm chân. Thời gian ngâm khoảng 15 – 20 phút.
Bài thuốc ngâm từ ngải cứu
Nhiều người sử dụng lá lốt để ngâm chân vì vị thuốc này có tác dụng tiêu viêm, giải độc và giảm đau nhức hiệu quả nhanh chóng. Không những vậy, ngải cứu còn được dùng trong nhiều bài thuốc xương khớp khác như bong gân, viêm khớp, thoái hóa khớp,…
Nguyên liệu: 50g ngải cứu, 1l nước.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng 1l nước, bật bếp và nấu sôi.
- Đổ nước ngải cứu ra chậu, pha thêm nước lạnh cho vừa đủ ấm rồi dùng ngâm chân trong khoảng 15 phút.
Lưu ý khi dùng thuốc ngâm chân trị phong thấp
Khi sử dụng bài thuốc ngâm chân trị phong thấp cần chú ý các vấn đề sau đây:
- Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm, không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thuốc ngâm tốt nhất nên rơi vào khoảng 40 đến 45 độ C.
- Thời điểm thực hiện ngâm chân thích hợp nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, khoảng 9h đến 9h45. Người bệnh cũng không nên ngâm chân quá lâu vì có thể khiến làn da cũng như cơ thể bị ảnh hưởng.
- Những người có bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp thì không nên ngâm chân vì có thể gặp phải tác dụng phụ như chóng mặt, đổ mồ hôi, tim nhanh,…
- Các nguyên liệu sử dụng cần đảm bảo sạch sẽ, đúng liều lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bài thuốc ngâm chân trị phong thấp, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức mới. Ngoài biện pháp ngâm chân, người bệnh phong thấp còn cần ăn uống khoa học, chăm luyện tập thể thao và hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.