Thuốc long đờm thường được bác sĩ kê toa sử dụng điều trị đối với bệnh lý hô hấp, bệnh ho có đờm. Nhóm thuốc này sẽ giúp tiêu đờm, giảm triệu chứng ho. Dưới đây là một số loại thuốc long đờm, tiêu đờm phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Thuốc long đờm Acemuc
Thuốc Acemuc là một loại thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp với các triệu chứng như khò khè cổ họng, ho có đờm, khó thở… Nhóm thuốc này được được sử dụng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý như viêm phế quản cấp, viêm phổi mạn tính.
Thành phần và dạng bào chế
Acemuc thuộc nhóm thuốc long đờm có chứa thành phần dược chất là acetylcysteine. Thành phần này có công dụng làm làm biến mất chất nhầy gây khó chịu trong vùng cổ họng của người bệnh. Thuốc được bào chế với các dạng bao gồm:
- Thuốc cốm 100mg hoặc 200mg.
- Viên nang cứng với hàm lượng là 200mg.
Liều lượng sử dụng
Người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc cần lưu ý liều lượng và cách sử dụng thuốc để tránh trường hợp dùng sai liều lượng, phản tác dụng. Theo đó, liều lượng sử dụng thuốc như sau:
- Ở dạng cốm hàm lượng 200mg: Người lớn và trẻ trên 7 tuổi sẽ uống mỗi ngày 3 gói, chia thành 3 lần uống trong ngày. Trẻ nhỏ từ 2 đến 7 tuổi sẽ uống mỗi ngày 2 gói, chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Ở dạng cốm hòa tan 100mg: Trẻ nhỏ uống mỗi ngày 3 gói, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Đối với người lớn, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc theo tùy vào tình trạng bệnh.
- Ở dạng viên nang cứng 200mg: Người lớn sẽ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định
Thuốc long đờm Acemuc chống sử dụng trong một số trường hợp như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được sử dụng thuốc.
- Người bị dị ứng, mẫn cảm với một số thành phần dược chất có trong thuốc thì không được sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để giảm thiểu các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ mà người bệnh cần cẩn trọng như:
- Rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Khi đó, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ đê thay đổi liều uống cho phù hợp.
- Ngoài ra, khi bệnh nhân nhận thấy có bất kỳ triệu chứng khác thường nào trong cơ thể thì cần hỏi đến bác sĩ để thăm khám kịp thời, tránh gây biến chứng nặng.
Thuốc long đờm Ambroco
Thuốc tan đờm Ambroco là một loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê toa để điều trị các bệnh lý như ho có đờm, viêm đường hô hấp cấp và mạn tính. Trong đó, thuốc sẽ được chỉ định đặc trị cho người bị viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản hen…
Dạng bào chế
Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là kích thích tuyến nhầy tiết ra dịch và khiến đờm tiêu bớt, bớt nhây dính. Thuốc sẽ giúp cổ họng được rửa sạch và loại bỏ các bụi bẩn, chất kích ứng gây ra bệnh ho có đờm, bệnh hô hấp…
Thuốc được bào chế với 2 dạng chính là:
- Viên uống có hàm lượng 30mg.
- Siro chai với hàm lượng là 30ml hoặc 60ml.
Liều lượng sử dụng
Liều lượng sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh của mỗi ngày. Dưới đây là liều lượng uống thuốc cụ thể của mỗi người như sau:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng thì uống 1,25ml mỗi lần, 12 giờ đồng hồ sẽ uống thuốc một lần.
- Trẻ nhỏ từ 7 tháng đến 2 tuổi sẽ uống thuốc 2,5ml mỗi lần uống, 12 giờ đồng hồ uống thuốc 1 lần.
- Trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi sẽ uống thuốc mỗi lần 2,5ml, bạn cho trẻ uống 8 giờ đồng hồ mỗi lần.
- Trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi sẽ uống 5ml mỗi lần uống, 8 đến 12 giờ đồng hồ bạn cho trẻ uống một lần hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như nhức đầu, đi tiểu nhiều lần, đau mỏi người, buồn nôn, tiêu chảy… Khi gặp phải các trường hợp này, người bệnh cần nghỉ ngơi hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất.
Lưu ý khi sử dụng
Người bệnh cần lưu ý một số điều như sau khi sử dụng thuốc long đờm Ambroco:
- Bạn không được sử dụng thuốc nếu cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Nếu đang mắc một số vấn đề về sức khỏe người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Siro long đờm
Siro long đờm là một nhóm thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý như ho có đờm, ho mất ngủ, ho khan ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Dưới đây là gợi ý một số loại siro long đờm mà bố mẹ nên cho trẻ nhỏ uống để điều trị bệnh.
Siro Fitobimbi Broncamil
Đây là loại siro trị đờm được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho sức khỏe của bé. Loại siro này sẽ giúp bố mẹ giảm bớt lo lắng vì những công dụng mà nó mang lại. Thuốc sẽ giúp trẻ giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ tăng cường sức khỏe ở đường hô hấp cho trẻ nhỏ.
Một số thành phần dược chất chính có trong Siro Fitobimbi Broncamil như tinh chất dầu khuynh diệp, tinh dầu húng tây, tinh dầu thông, lá mã đề, cúc bất tử… Bên cạnh đó, siro còn có hương vị thơm ngon dễ uống, không chứa đường, các chất tạo mùi gây hại cho trẻ nhỏ.
Siro trị ho Prospan
Siro trị ho Prospan được điều chế và sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Đức. Thành phần chính có trong siro đó là dịch chiết lá thường xuân. Hoạt chất này có tác dụng điều trị bệnh lý đường hô hấp, tiêu đờm, giảm triệu chứng ho ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Siro có hương vị rất dễ uống, không chứa đường, chất tạo màu, chất tạo vị nên trẻ có thể uống dễ dàng. Phụ huynh lưu ý trước khi cho trẻ sử dụng thì nên lắc kỹ thuốc. Liều lượng sử dụng cho trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh đến dưới 6 tuổi thì mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2,5ml/
- Trẻ từ 6 tuổi thì mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5ml.
Bố mẹ cần cho trẻ uống đúng liều lượng quy định để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, tránh các tác dụng phụ của siro gây ra cho trẻ.
Siro long đờm Mucosolvan
Siro long đờm Mucosolvan cũng là một sản phẩm nổi tiếng được bào chế từ nước Đức. Đây là sự lựa chọn của rất nhiều bà mẹ khi có con bị ho có đờm, ho khan, đau cổ họng. Công dụng của sản phẩm là giúp tiêu đờm, sạch đờm và giảm nhanh các triệu chứng ho ở trẻ.
Siro long đờm này không chứa cồn, không có chứa các chất tạo màu, tạo mùi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Liều lượng sử dụng siro như sau:
- Trẻ từ 0 tuổi đến 2 tuổi mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1,25ml.
- Trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1,25ml.
- Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2,5ml.
- Trẻ em trên 12 tuổi thì uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5ml.
Xem thêm:
- Ho có đờm có nên ăn cam và uống nước cam không?
- Ho có đờm uống thuốc gì? Bài thuốc nam chữa ho có đờm
Bài viết trên đã gợi ý cho bạn một số loại thuốc long đờm điều trị ho có đờm, các bệnh lý ở đường hô hấp. Khi sử dụng cho mình hoặc cho bé thì bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn thuốc trước khi sử dụng để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.