Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây yếu liệt chi hoặc một phần cơ thể nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Vì lý do đó, mọi người phải nên hiểu rõ về bệnh lý này, các triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc nằm giữa các đốt cột sống trong hệ thống xương cột sống. Với cấu tạo gồm hai thành phần chính là nhân nhầy và bao xơ, đĩa đệm có nhiệm vụ tránh sự ma sát giữa các đầu đốt sống với nhau, phân tán sức ép mà các đốt sống phải chịu đựng.
Thoát vị đĩa đệm là một cách gọi tình trạng đĩa đệm vì một lý do nào đó bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Cụ thể hơn là tình trạng nhân nhầy biến đổi khiến bao xơ chịu nhiều sức căng và tổn hại, nứt hoặc thậm chí là rách bao xơ. Điều này khiến cho lớp nhân nhầy bên trong có cơ hội thoát ra ngoài tạo thành các khối u ảnh hưởng đến các cơ quan, tổ chức xung quanh.
Nếu không được điều trị kịp thời, nhân nhầy bị thoát ra có thể gây ra tác động cho các sợi thần kinh chạy dọc theo cột sống, người bệnh có thể hứng chịu những cơn đau, tê buốt rất khó chịu. Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên những khó khăn trong việc vận động và làm tê liệt các chi có liên quan.
Tương tự như các bệnh lý cơ xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không xuất hiện đột ngột mà tiến triển bệnh theo từng giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn đầu tiên: Nhân nhầy có những sự tổn thương nhỏ vì một nguyên nhân nào đó. Điều này khiến cho hệ thống xương cột sống có một ít biến đổi và chỉ có thể phát hiện thông qua việc chụp phim cho đĩa đệm.
- Giai đoạn thứ hai: Các dấu hiệu hư tổn trên nhân nhầy đã có thể thấy rõ hơn một phần. Kèm theo đó, nhân nhầy cũng có dấu hiệu bị dồn về một phía nhất định. Chiều cao giữa các khoang đốt sống cũng bị giảm đi rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua phim chụp do bác sĩ chỉ định.
- Giai đoạn thứ ba: Lúc này bao xơ bị tổn thương và rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, biến dạng và trở thành các khối thoát vị. Các khối thoát vị có thể đè nén vào các sợi dây thần kinh xung quanh và các bác sĩ có thể thấy rõ khối thoát vị thông qua ảnh từ phim chụp.
- Giai đoạn thứ tư: Nhân nhầy thoát vị hoàn toàn, biến dạng và xơ hóa. Chiều cao của khoang giữa đốt sống bị giảm đi rõ rệt. Điều này có thể khiến cho ống sống bị hẹp đi và nhiều biến chứng khác.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:
Tuổi tác
Người càng lớn tuổi, các chất dinh dưỡng càng bị thất thoát, ngược lại sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể lại có xu hướng tăng, điển hình là cơ xương và khớp, trong đó bao gồm cả đĩa đệm. Chính vì thế bệnh cũng thường hay gặp ở những người đã có tuổi hơn là thanh niên.
Do làm việc nặng nhọc trong thời gian dài
Đối với những người làm khuân vác trong thời gian dài rất dễ bị thoát vị đĩa đệm do thực hiện các động tác không chuẩn xác dễ gây thương tổn cho đĩa đệm và hệ thống xương cột sống.
Chế độ sinh hoạt và làm việc
Thực hiện các tư thế sai trong sinh hoạt hằng ngày hay giữ lâu một tư thế trong quá trình làm việc đều có ảnh hưởng nhất định đến cột sống. Chúng sẽ làm suy giảm đi chất lượng của đĩa đệm, gián tiếp gây nên bệnh.
Chấn thương
Các tác động ngoại lực vào xương cột sống từ các vụ tai nạn cho đến những sự cố trong quá trình luyện tập đối với vận động viên,…. Đều có những tác động nhất định và làm suy yếu đi cấu trúc của xương cột sống lẫn đĩa đệm.
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình, cả bố lẫn mẹ đều mắc phải các bệnh lý về xương khớp thì nguy cơ khá cao người con được sinh ra cũng sẽ có các vấn đề về xương khớp.
Cân nặng
Đối với những đối tượng thừa cân, cột sống sẽ phải chịu đựng sức ép lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng bình thường. Do đó, đĩa đệm cũng sẽ dễ bị hư tổn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng thoát vị.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
- Đau, nhức: Đau lưng và những cơn nhức chính là dấu hiệu đầu tiên của một tổn thương. Chúng thường bắt đầu từ vị trí của cột sống, có thể là cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Sau đó cơn đau có tính chất lan dọc theo đường cột sống và lan ra các chi. Cơn đau trong thoát vị đĩa đệm có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài trong một thời gian nhất định. Khi bị đau người bệnh nên dừng hẳn các hoạt động, công việc và nghỉ ngơi để làm dịu cơn đau.
- Tê bì các chi: Đây là dấu hiệu khối thoát vị đã có những tác động nhất định đến các dây thần kinh, chèn ép và có thể ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh. Tình trạng này người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
- Cảm giác yếu chi: Cảm giác yếu ở các chi và điều khiển khó khăn xảy ra khi bệnh đã ở dạng nặng và phát triển nhiều. Nếu tiếp tục kéo dài không điều trị, đau thần kinh tọa, các dây thần kinh bị viêm hoặc tổn thương có thể gây nên bại liệt thậm chí là liệt nửa người.
- Cảm giác bí tiểu hoặc són tiểu
- Mất cảm giác vùng yên ngựa: Các vị trí cơ như cơ bắp đùi trong, cơ xung quanh hậu môn được gọi là vùng yên ngựa. Trong thể nặng của thoát vị đĩa đệm các vùng này thường không có cảm giác đối với người bệnh.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Khi đến các cơ sở y tế để thăm khám, người bệnh ngoài việc được các bác sĩ thăm hỏi và khám lâm sàng sẽ được thực hiện một số các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chính xác bệnh và mức độ của bệnh lý. Các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng đó bao gồm:
- Chẩn đoán hình ảnh: Các chỉ định chụp X-quang, CT sẽ được chỉ định để thấy các tổn thương trên cột sống, khối thoát vị cũng như đánh giá mức độ tổn thương. Để rõ hơn nữa, bác sĩ có thể cho người bệnh chụp MRI cộng hưởng từ để xác định chính xác phần trăm khối thoát vị đã thoát ra ngoài và đánh giá khả năng điều trị cho người bệnh.
- Xét nghiệm: Một số xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định để đánh giá thể trạng của người bệnh cũng như là đánh giá một số chức năng của hệ thần kinh.
- Test thần kinh: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác nhất định để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thần kinh, sự suy giảm của cơ.
Dựa vào các liệu pháp trên, người khám sẽ đánh giá chung cho tình trạng của bệnh nhân, đưa ra kết luận, giải thích và tìm ra phương hướng điều trị thích hợp.
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Để trả lời câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không thì điều đầu tiên người bệnh cần làm đó chính là thăm khám ngay khi có những biểu hiện đau đầu tiên của bệnh. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý diễn biến chậm và theo từng giai đoạn, cho nên việc thăm khám phát hiện và điều trị sớm là một trong những điều hết sức quan trọng.
Theo các chuyên gia, có những điều kiện ảnh hưởng đến kết quả điều trị cho người bệnh, bao gồm:
- Bệnh đang trong giai đoạn cấp tính hay mạn tính: Cơn đau mới xuất hiện hay xuất hiện đã lâu. Đa số nếu các dấu hiệu chỉ mới hình thành và đĩa đệm chỉ tổn hại ở mức nhẹ, người bệnh có khả năng chữa khỏi và làm đĩa đệm hồi phục cao hơn so với việc để bệnh phát triển trong thời gian dài.
- Thể trạng và tinh thần của người bệnh: Đóng góp một phần không nhỏ trong việc điều trị chính là người bệnh. Sự lạc quan và kiên nhẫn trong quá trình điều trị chính là những thứ cần nhất ở người bệnh để tăng hiệu quả điều trị.
- Phác đồ điều trị bệnh: Đối với mỗi cơ địa bệnh nhân khác nhau luôn có những phương cách điều trị và liều lượng dùng thuốc có thể không giống nhau. Điều quan trọng nhất chính là phác đồ phải phù hợp và có công hiệu nhất định cho người bệnh.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm
Có nhiều phương cách để điều trị thoát vị đĩa đệm, mục tiêu chủ yếu của việc điều trị đó chính là giảm hoặc loại bỏ triệu chứng, nâng cao thể trạng và tăng cường dưỡng chất cho đĩa đệm. Dưới đây chính là một số phương cách như thế:
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Đối với phương pháp này, người bệnh có thể thực hiện một trong những cách sau để giảm cơn đau, duy trì chức năng của xương cột sống:
- Nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt khi xuất hiện cơn đau, người bệnh không nên tiếp tục công việc mà phải nghỉ ngơi để giảm đau.
- Tập vật lý trị liệu
- Sử dụng chế độ tập luyện được dành riêng cho người bệnh
- Thực hiện ăn uống theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh.
Phương pháp điều trị sử dụng thuốc tây y
Các nhóm thuốc sau đây sẽ được bác sĩ cân nhắc sử dụng cho người bệnh theo từng giai đoạn cụ thể:
- Nhóm thuốc giảm đau: Meloxicam, Paracetamol,…
- Nhóm thuốc giãn cơ hỗ trợ giảm đau cho người bệnh: Myonal hoặc Decontractyl,…
- Nhóm thuốc chống viêm: Ibuprofen,….
- Kèm theo thuốc dành cho hệ thần kinh như: Omega-3 hoặc Gabapentin,….
Việc sử dụng thuốc tây sẽ mang đến những hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh loại bỏ cơn đau khó chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ chế tiêu hóa của người bệnh.
Sử dụng thuốc nam trong điều trị
Các phương pháp sử dụng thuốc nam với các dược liệu đa phần là từ thiên nhiên luôn được nhiều người tin tưởng và sử dụng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, đối với các bài thuốc truyền miệng, người bệnh cần phải lưu ý các điều sau đây trước khi chế biến và sử dụng:
- Không phải mọi loại thuốc nam đều phù hợp cho người bệnh. Cần tham khảo ý kiến lương y trước khi sử dụng thuốc.
- Sử dụng thuốc nam cần phải kiên trì trong thời gian dài và tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng đã được chỉ định.
- Trong trường hợp người bệnh đang sử dụng các loại thuốc khác cần phải hỏi qua các lương y, bác sĩ xem có tác dụng phụ xấu nào hoặc hiện tượng bài trừ thuốc nào không.
Sử dụng phương pháp Y học cổ truyền
Các thủ thuật như: Châm cứu, ngải cứu, điện châm, bấm huyệt,…. Là những phương pháp giảm đau an toàn mà hữu hiệu được nhiều người bệnh sử dụng.
An Cốt Nam, liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc nam đã được bào chế sẵn, tiện lợi cho người dùng cùng với hiệu quả được công nhận. Trong đó, An Cốt Nam của phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường là một lựa chọn của nhiều bệnh nhân.
Với công thức “kiềng 3 chân” kết hợp giữa thuốc uống, cao dán và bài tập vật lý chuyên môn, đã có nhiều người bệnh trở về được cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhờ dùng thuốc đúng liều và tuân thủ phác đồ.
Không chỉ vậy, các dược liệu trong An Cốt Nam đều được lựa chọn tỉ mỉ với nguồn gốc rõ ràng và được tinh giảm bởi các lương y nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh cơ xương khớp cho nhân dân. Cho nên hiệu quả được đánh giá là khá cao.
Phương pháp chữa trị bằng phẫu thuật
Sử dụng phẫu thuật ngoại khoa can thiệp để điều trị thoát vị đĩa đệm là giải pháp cuối cùng khi các liệu pháp điều trị bảo tồn bên trên không đạt hiệu quả và cơn đau cần phẫu thuật để chữa trị. Khả năng tái phát là khá cao và cơ thể sẽ có những suy yếu nhất định người bệnh cần phải lưu ý.
Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Để phòng tránh xảy ra thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần phải lưu tâm đến những điều sau đây:
- Không khuân vác vật nặng trong thời gian dài. Cùng với đó, khi khuân vác vật nặng cần phải sử dụng tư thế khoa học không ảnh hưởng nhiều đến cột sống.
- Thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt và làm việc phải tránh ảnh hưởng đến cột sống, bảo vệ đĩa đệm.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện các bài tập bổ trợ nâng cao sự dẻo dai của cột sống.
- Hạn chế tình trạng thừa cân, tốt nhất là duy trì sự ổn định cân nặng dựa vào chiều cao của cơ thể theo thang điểm BMI.
- Khi phát hiện những cơn đau bất thường người bệnh cần thăm khám sớm tại các cơ sở y tế với các bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.
Đây cũng là toàn bộ nội dung bài viết về chủ đề thoát vị đĩa đệm mang lại cho bạn. Hy vọng từ những thông tin hữu ích này sẽ giúp được cho bạn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn.