Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên vùng cột sống, dẫn tới hiện tượng tê bì, đau nhức, khó chịu. Khác với đối tượng người cao tuổi là do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra, thoát vị ở người trẻ xuất phát từ rất nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh sẽ có xu hướng phục hồi tốt hơn với những người trẻ tuổi.
Nguyên nhân người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm ngày càng có xu hướng trẻ hóa, chúng bắt nguồn chủ yếu từ những nguyên nhân sau:
Duy trì sai tư thế trong thời gian dài
Đây là vấn đề thường gặp của những người làm trong văn phòng hay lái xe đường dài. Tư thế ngồi cong vẹo lưng, ngồi lệch vai sang một bên, ngồi gù lưng… hay nằm ngủ sai tư thế rất dễ gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Vì đĩa đệm có thể bị trệch ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến hiện tượng lồi, phồng và thoát vị.
Mang vác vật nặng, lao động quá sức
Người lao động phải mang vác các vật quá nặng trên vai, đội trên đầu sẽ tạo một áp lực lớn lên vùng cột sống. Trạng thái này lặp đi lặp lại khiến cho cột sống dần yếu đi, dễ bị tổn thương và thoát vị đĩa đệm.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến cho giới trẻ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn. Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, cơ và hệ thống xương khớp sẽ bị suy yếu và rất dễ tổn thương cho dù là những va chạm nhẹ. Đặc biệt là với những người có thói quen hút thuốc lá khiến cho đĩa đệm bị thiếu nguồn oxy dẫn tới hư hỏng và suy giảm chức năng.
Tình trạng thừa cân béo phì, ít vận động
Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người có hiện tượng thừa cân, béo phì. Do đĩa đệm phải chịu sức ép và áp lực của trọng lượng cơ thể nên dễ bị thoái hóa hơn. Mặt khác, nếu không dành thời gian vận động, thư giãn cho cơ xương khớp sẽ khiến giới trẻ gặp phải tình trạng căng cứng, ách tắc mạch máu, lão hóa sớm.
Bị chấn thương sau tai nạn
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng ở người trẻ đó chính là chấn thương. Trường hợp này thường gặp sau các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao… Đĩa đệm bị nứt, rách bao xơ, nhân nhầy thoát ra ngoài và chè ép vào các rễ thần kinh.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường phát triển theo nhiều giai đoạn, do đó mà triệu chứng ở mỗi giai đoạn mắc bệnh sẽ có sự khác nhau, cụ thể là:
- Triệu chứng của giai đoạn 1: Tê cứng nhẹ ở vùng tổn thương, cơn đau mặc dù có tăng tần suất và lan ra diện rộng nhưng vẫn ở mức chưa quá nghiêm trọng, khiến cho người bệnh nhầm lẫn với hiện tượng đau mỏi thông thường.
- Triệu chứng của giai đoạn 2 và 3: Ở giai đoạn này kích thước thoát vị đã tăng lên và tạo sức ép lớn lên các dây thần kinh. Triệu chứng thường gặp là cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng tổn thương, đặc biệt là khi ho hay xoay, cúi người, vận động mạnh. Chúng lan nhanh đến các vùng lân cận nhưng sẽ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi. Một số triệu chứng đi kèm khác như: Hoa mắt chóng mặt, cảm giác ngứa, tê bì tay chân…
- Triệu chứng của giai đoạn 4: Đây là giai đoạn mà thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đã ở tình trạng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, không còn kiểm soát được ruột và bàng quang, teo cơ và có thể tê liệt.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Tùy thuộc vào các nguyên nhân và tình trạng tiến triển ở người bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng những cách điều trị khác nhau. Nếu như thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi mới ở giai đoạn đầu thì có thể dùng các biện pháp như: Chườm nóng, lạnh, thay đổi chế độ ăn uống, vận động khoa học và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơn đau được thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu bệnh đã nặng và gây cảm giác đau đớn nghiêm trọng thì các cách điều trị sau đây sẽ được áp dụng để ngăn chặn sự tiến triển của chứng thoát vị đĩa đệm:
Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chủ yếu để cải thiện cơn đau tạm thời và hỗ trợ tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có thể dùng các loại như:
- Thuốc giảm đau Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen (Tylenol).
- Thuốc làm giãn cơ.
- Thuốc an thần, chống trầm cảm.
- Thuốc giảm đau nhanh opioid.
- Nếu các loại thuốc trên mang lại hiệu quả cho người bệnh thì sẽ được chỉ định tiêm Corticosteroid.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp khá an toàn và được nhiều người lựa chọn. Các liệu pháp có thể áp dụng cho chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi bao gồm:
- Xoa bóp, massage.
- Nắn chỉnh cột sống.
- Châm cứu.
Thực hiện phẫu thuật khi bệnh nặng
Mặc dù có ít người trẻ tuổi phải dùng đến phương pháp phẫu thuật khi bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, đây là cách điều trị hiệu quả nếu như tình trạng của người bệnh không được cải thiện sau nhiều tuần, tình trạng diễn biến nặng và có nguy cơ xảy ra biến chứng…
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì bạn cũng nên có những biện pháp phòng tránh sớm. Điều này không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp tăng cường, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.