Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Món ăn nào giúp cải thiện tình trạng thoát vị? là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Bởi chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ hiệu quả của quá trình điều trị. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm thường khởi phát ở đối tượng người cao tuổi và trung niên, gây ra các cơn đau nhức, mệt mỏi và phiền toái cho bệnh nhân. Chứng bệnh này xảy ra khi khối nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài bao xơ vì nguyên nhân bệnh lý, chấn thương, do quá trình lão hóa hoặc tư thế vận động sai.
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ hiệu quả của quá trình trị bệnh. Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên các thực phẩm nào để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm? Bạn có thể tham khảo các nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau đây.
Thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao
Những người mắc chứng bệnh xương khớp trên được khuyến cáo nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin D vì chúng giúp cơ thể chúng ta hấp thụ canxi tốt hơn. Nhờ vậy, quá trình tái tạo khớp xương và phòng ngừa hao mòn đĩa đệm cũng diễn ra hiệu quả hơn.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin D là: Lòng đỏ trứng gà, sữa, cá hồi, nấm, phô mai, nước trai cây, bánh mì và hạt ngũ cốc,… Bệnh nhân cần lưu ý để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Nhóm thực phẩm này cũng được khuyên dùng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vitamin B12 thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng xương tủy diễn ra nhanh hơn. Loại vitamin này thường có nhiều trong: Ngũ cốc nguyên hạt, trứng, thịt, sữa chua, phô mai, bơ,… Các loại cá như cá ngừ, cá hồi,…
Thực phẩm có hàm lượng Glucosamine Sulfate cao
Khả năng tổng hợp Glucosamin từ glucose và glutamic của con người sẽ giảm dần khi tuổi cao, thậm chí nhiều người còn mất khả năng tổng hợp chất này. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm chứa hợp chất này như sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, rau xanh, cải bó xôi, hạnh nhân, thịt cừu, bò, gà cá,…
Thực phẩm chứa nhiều Magie và vitamin K
Người mắc thoát vị đĩa đệm nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu Magie và vitamin K để tăng cường khả năng tổng hợp canxi và protein, tốt cho quá trình hình thành và khoáng hóa của khớp xương.
Một số thực phẩm có hàm lượng magie cao gồm rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, hạnh nhân, bơ, kiwi, hạt hướng dương. Còn vitamin k thường có nhiều trong gan động vật, thịt lợn, bông cải xanh, măng tây,…
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe, bệnh nhân cũng cần tránh một số loại thực phẩm gây bất lợi cho người bệnh, thậm chí cản trở quá trình phục hồi của cơ thể. Các loại thực phẩm không nên dùng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm gồm có:
Các thực phẩm có nhiều Purin và Fructose
Nếu dùng nhiều thực phẩm chứa các chất này, bệnh nhân có thể gặp phải các phản ứng kích thích khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, chứng thoát vị đĩa đệm nặng nề hơn.

Các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm: Nội tạng động vật (phổi, tim, ruột,…), thịt gia cầm, gia súc, thực phẩm chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối,…
Đồ ăn cay nóng, quá mặn hoặc quá ngọt
Khi bạn ăn các món ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều muối hoặc nhiều đường, hiện tượng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, cường độ cơn đau cũng ngày càng tăng lên. Vì vậy, để hạn chế những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra, bạn cần hạn chế tối đa hoặc nói không với các món ăn này.
Một số thực phẩm cần hạn chế khác
Bên cạnh các thực phẩm cần tránh nêu trên, bệnh nhân nên chú ý hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều phụ gia, chất bảo quản. Không sử dụng nước ngọt, đồ uống có gas, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Sử dụng các món ăn bổ dưỡng, phù hợp và an toàn đối với người bệnh cũng là một cách trị bệnh hiệu quả mà bạn nên nắm được để áp dụng cho mình và người thân. Ngoài những nhóm thực phẩm nên bổ sung thì bệnh nhân có thể ăn một số món sau đây để góp phần cải thiện tình trạng bệnh:
Cháo nấu từ yến mạch và hạt óc chó
Óc chó là loại hạt chứa nhiều Omega 3, rất có lợi cho người mắc chứng thoát vị. không chỉ ngăn ngừa, giảm nhẹ viêm nhiễm, hợp chất này còn giúp giảm đau rất hiệu quả. Mặt khác, yến mạch khi đi vào cơ thể sẽ giúp giảm lượng cholesterol, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và phòng ngừa ung thư dạ dày.

Cua hấp bia
Cua là thực phẩm chứa nhiều canxi – một chất không thể thiếu trong việc chữa thoát vị và đau nhức xương khớp. Chúng ta có thể chế biến cua thành nhiều món ăn đa dạng khác nhau nhưng món cua hấp bia vừa giúp ta giữ được nguyên vẹn lượng dưỡng chất cần thiết lại vừa dễ thực hiện.
Thịt nạc hầm sung
Theo Đông y, sung có vị ngọt chát, tính mát, khi đi vào cơ thể sẽ giúp hoạt huyết và nhuận tràng. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh sung chứa hàm lượng lớn kali, glucose, canxi,… và nhiều loại vitamin khác. Các dưỡng chất này kết hợp cùng thịt nạc sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm, đồng thời tăng cường độ chắc khỏe cho hệ xương khớp.
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? Mà chúng tôi muốn gửi tới độc giả. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết từ đó đẩy lùi chứng bệnh nguy hiểm này. Chúc bạn mau chóng hồi phục sức khỏe và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.