Thoát vị đĩa đệm cổ đang có xu hướng ngày một gia tăng trong những năm gần đây, đối tượng là dân văn phòng chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Loại bệnh lý về xương khớp này nếu không được phát hiện sớm sẽ có nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà hãy tìm hiểu các dấu hiệu và áp dụng phương pháp điều trị sớm để tránh những rủi ro không đáng có.
Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Ở người, cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống và được Y khoa gọi tên từ C1 cho tới C7. Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng các bao xơ đĩa đệm bị rách, từ đó nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh hay lỗ tủy sống. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ đốt sống cổ nào, tuy nhiên C3 ,C4 ,C5 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.
Vì C3, C4 là nơi kết nối dây chằng ở cổ và vai để đảm bảo các hoạt động của phần bên dưới cột sống được diễn ra ổn định. Do đó, chúng phải chịu khá nhiều áp lực và có tần suất hoạt động lớn nên nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất trong 7 đốt sống cổ. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều các dây thần kinh, nên C3, C4 khi bị thoát vị mà không được ngăn chặn sớm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
Các đốt sống C5, C6, C7 cũng rất hay gặp phải hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Bởi khu vực này phải nâng đỡ toàn bộ phần đầu và hỗ trợ các vận động liên quan đến vùng đầu. Khi bị thoát vị ở 3 đốt sống cổ này, các nhân nhầy bị thoát ra sẽ đè trực tiếp lên tủy sống. Vì thế chúng khiến người bệnh đau nhức, tê bì và cơn đau sẽ lan rất nhanh ra các vùng lân cận như đầu, vai, cánh tay…
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm:
- Do chấn thương
Các loại tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bê vác vật nặng quá sức có thể dẫn tới thoái bị đĩa đệm ở cột sống cổ. Nếu là những va đập quá mạnh còn tạo ra chấn thương, gây nứt, vỡ hay gãy xương vô cùng đau đớn.
- Do tính chất của công việc
Với những đối tượng là dân văn phòng hay một số ngành nghề đặc thù như lái xe, công nhân sản xuất phải đứng hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Do tình trạng mất nước ở đĩa đệm
Tình trạng mất nước làm cho đĩa đệm bị khô và suy giảm chức năng. Chúng mất đi tính đàn hồi và khả năng nâng đỡ khiến cho người bệnh đau đớn mỗi khi vận động. Hơn nữa, keo nhầy bị lồi ra ngoài còn gây chèn ép lên các dây thần kinh.
- Do yếu tố di truyền
Thoát vị đĩa đệm cổ cũng là một bệnh lý có khả năng di truyền từ những người thân trong gia đình. Nguyên nhân này thường ít được quan tâm đến và có xu hướng chủ quan không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Do vậy mà khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây khó khăn cho quá trình cứu chữa.
- Do sự lão hóa tự nhiên
Quá trình lão hóa thường diễn ra vào giai đoạn con người bước sang tuổi 40. Lúc này, các tế bào sụn, hệ thống xương khớp đã yếu đi và suy giảm chức năng đàn hồi, khả năng chịu lực. Những người càng lớn tuổi thì khả năng bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ càng tăng cao.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Tùy vào vị trí đốt sống bị thoái hóa và mức độ thoái hóa ở mỗi người mà các dấu hiệu cũng có sự khác biệt rõ rệt. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm cổ.
Đau nhức vùng tổn thương
Ở những giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng cổ. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn chúng sẽ lan nhanh xuống bả vai, vùng sau đầu, cánh tay và hốc mắt.
Yếu cơ, vận động khó khăn
Dấu hiệu này thường xảy ra khi nhân nhầy chèn ép lên tủy sống. Thông thường người bệnh sẽ cảm nhận thấy cơ chân yếu đi rõ rệt, chúng có hiện tượng run lên hoặc căng cứng khi đứng lâu và đi bộ. Nhiều vận động như cầm, nắm, hay xoay đầu cũng trở nên khó khăn.
Ngứa và tê bì tay
Tình trạng ngứa và tê bì do nhân nhầy đĩa đệm đè ép vào hệ thống dây thần kinh và tủy sống. Nếu như chúng chèn lên dây thần kinh thì người bệnh sẽ thấy ngứa và tê bì ở cánh tay, bàn tay thậm chí xuống đến ngón tay. Còn nếu tủy sống bị chèn ép thì sẽ gây ra ngứa ở vùng cổ và lan rộng ra toàn thân.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Trước khi áp dụng các phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần được kiểm tra và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đánh giá tình trạng đau nhức. Một số cách chữa bệnh mang lại hiệu quả cao đó là:
Phương pháp châm cứu
Châm cứu là biện pháp vật lý trị liệu khá đơn giản và an toàn. Các chuyên gia sẽ tác động vào huyệt đạo của người bệnh để cải thiện cơn đau nhức. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với xoa bóp, massage giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu để hỗ trợ các tổn thương mau lành.
Phương pháp sóng cao tần
Với những đối tượng mới mắc thoát vị đĩa đệm cổ ở thể nhẹ có thể được áp dụng phương pháp sóng cao tần để điều trị. Nguồn sóng cao tần kết hợp với nhiệt độ thích hợp sẽ thúc đẩy khối nhân nhầy về lại vị trí, từ đó giảm tình trạng chèn ép lên dây thần kinh hay tủy sống. Tuy nhiên chi phí thực hiện phương pháp này khá cao và hiệu quả thường mang tính tạm thời..
Dùng thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vùng cổ chủ yếu là thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Mặc dù mang lại hiệu quả rất nhanh, nhưng chúng chỉ phù hợp với những người có cơn đau dữ dội và nghiêm trọng. Vì chúng thường để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi lạm dụng và tùy tiện về liều lượng.
Phương pháp phẫu thuật
Nếu như cơn đau có hiện tượng kéo dài mà không thấy thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định làm phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Cắt bỏ đĩa đệm hỏng, thay thế đĩa đệm nhân tạo… sẽ là những phác đồ được điều trị cho người bệnh.
Ngoài những phương pháp nêu trên, người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể kết hợp thêm chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dành thời gian vận động, thể thao… để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn sẽ mong chóng hồi phục và luôn giữ được sức khỏe tốt nhất.