Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Thực tế việc vận động đối với người bị thoái đệm cần hết sức chú ý để tránh khiến cơn đau do bệnh gây ra tái phát. Để giải đáp câu hỏi trên, mời bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết sau!
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đi bộ là môn thể dục yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên đối với những người bị thoát vị đĩa đệm thì liệu bộ môn này có phù hợp hay không là vướng mắc của số đông người bệnh.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường thể thao nhẹ nhàng, vừa sức mỗi ngày để mau chóng cải thiện các biểu hiện của bệnh. Trong đó đi bộ được coi là bộ môn phù hợp nhất với người bệnh.
Những động tác trong quá trình đi bộ không tốn quá nhiều sức, khá nhẹ nhàng và không tạo áp lực cho cột sống. Chăm chỉ đi bộ mỗi ngày giúp người bệnh tăng cường độ dẻo dai, vững chắc cho xương khớp. Hơn thế, môn thể dục này cũng hỗ trợ khí huyết lưu thông thuận lợi tới chân, tay, thắt lưng.
Từ đây người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi cử động. Những cơn đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra cũng thuyên giảm nhanh chóng.
Lợi ích của đi bộ đối với người bị thoát vị đĩa đệm
Như bài viết đã nêu trên, người bị thoát vị đĩa đệm nên đi bộ mỗi ngày để cải thiện khả năng vận động của cơ thể. Phương pháp đi bộ với những cử động nhịp nhàng liên tục được đánh giá đem tới nhiều lợi ích cho người bệnh, cụ thể:
- Hỗ trợ cải thiện cấu trúc của cột sống: Đi bộ thường xuyên giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ nuôi dưỡng cột sống, thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
- Giúp xương khớp gia tăng độ đàn hồi: Đi bộ kết hợp vung tay, hít thở đều giúp tất cả cơ quan trong cơ thể được thư giãn, đồng thời gia tăng thêm độ đàn hồi cho hệ thống xương khớp.
- Hỗ trợ cải thiện vóc dáng: Đối với những người bệnh bị thoát vị đĩa đệm do thừa cân, béo phì gây ra thì việc đi bộ được coi là phương pháp cải thiện vóc dáng và triệu chứng bệnh rõ rệt. Đi bộ giúp bạn đánh tan mỡ thừa – “hung thủ” gây áp lực cho cột sống và lấy lại vóc dáng thon gọn cho người bệnh,
- Tăng cường sự trao đổi chất: Đi bộ giúp tăng thêm khả năng trao đổi chất, tăng mật độ xương và làm chậm lại quá trình lão hóa của xương khớp.
Lưu ý khi đi bộ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Để quá trình đi bộ phát huy hết tác dụng như ý, người bệnh cần lưu ý tới những vấn đề cơ bản dưới đây:
- Nên đi bộ nhẹ nhàng, tần suất chậm rãi, từ từ trong thời gian từ 30-40 phút/ ngày. Tùy theo cơ địa và mức độ bệnh, thời gian đi bộ có thể điều chỉnh phù hợp.
- Người bệnh không nên đi bộ với những bước dài vì có thể khiến vùng đĩa đệm bị lệch đau nhức nhiều hơn.
- Không nên cầm nắm bất kỳ vật gì trong quá trình đi bộ để thả lỏng toàn cơ thể.
- Tư thế đi bộ chuẩn xác là thả lỏng hai vai, chân bước nhẹ nhàng, mắt nhìn thẳng, tay vung thoải mái theo nhịp chân bước và thở đều.
- Khi đi bộ, nên chọn quần áo và loại giày thể thao phù hợp, tránh mặc quần áo quá bó sát hoặc đi giày cứng sẽ làm ảnh hưởng tới xương khớp.
- Người bệnh không nên uống quá nhiều nước trước khi đi bộ vì có thể gây đau bụng.
- Nếu khi đi bộ cảm thấy mệt mỏi thì người bệnh nên dừng lại nghỉ ngơi, không nên gắng sức luyện tập.
Như vậy bài viết đã giải đáp giúp bạn câu hỏi thoát bị đĩa đệm có nên đi bộ không rồi nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé qua website của chúng tôi để cập nhật tin tức hữu ích mỗi ngày nhé!