Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm đang bị tổn thương, nứt rách chèn ép lên rễ dây thần kinh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Vì thế người bệnh thường được khuyên hạn chế vận động mạnh hoặc lao động nặng để giảm thiểu tối đa các diễn tiến xấu của bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Đạp xe được biết đến là một trong những bộ môn thể dục thể thao nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Sự vận động nhịp nhàng, linh hoạt trong quá trình di chuyển giúp tăng cường lưu thông máu, làm giãn cơ, cải thiện thể chất cho người tập rất tốt.
Tuy nhiên, khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, tầm vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế rõ rệt và thường xuyên gây ra cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội cho người bệnh. Do đó nhiều người thắc mắc rằng thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đạp xe không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn hạn chế được các biến chứng xấu có thể mắc phải khi bị thoát vị đĩa đệm. Vì thế, người bị thoát vị đĩa đệm nên đạp xe thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh và sớm phục hồi sức khỏe.
Cụ thể, việc đạp xe điều độ, thường xuyên sẽ đem đến những lợi ích tốt cho người bệnh như:
- Làm giảm áp lực lên các đĩa đệm, giúp hệ thống dây chằng trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Từ đó giúp cải thiện tầm vận động của người bệnh
- Tăng cường chức năng của hệ cơ xương khớp, cải thiện tuần hoàn máu. Điều này giúp giải phóng áp lực cho các rễ dây thần kinh bị chèn ép, hỗ trợ phục hồi tổn thương và giảm đau nhanh chóng
- Ngăn ngừa tình trạng lắng đọng canxi, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gai cột sống và các bệnh lý nguy hiểm khác về xương khớp
- Tăng cường thể lực, duy trì sức mạnh cơ bắp, giúp nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
Như vậy có thể thấy rằng đạp xe là môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với mọi người. Đặc biệt là nó rất tốt với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm bệnh xương khớp. Do đó mọi người có thể yên tâm rèn luyện sức khỏe mỗi ngày bằng cách đạp xe để hỗ trợ điều trị bệnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm cần lưu ý khi đạp xe
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt được hiệu quả tốt khi đạp xe, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn xe phù hợp với thể trạng và sức khỏe của người bệnh. Độ rộng của yên phải hợp lý, tay lái có thể điều chỉnh dễ dàng, linh hoạt
- Nếu không có điều kiện đạp xe bên ngoài thì người bệnh có thể đạp xe với xe đạp thể thao tại nhà
- Ngồi đúng tư thế khi đạp xe: Ngồi thẳng lưng với tư thế thoải mái, không cúi đầu quá thấp hoặc ngồi lệch hông, ngồi cong vẹo sang một bên
- Khi mới bắt đầu, người bệnh nên tập đạp xe với quãng đường ngắn tối đa là 2km. Sau đó mới tăng dần cường độ tập. Trong quá trình đạp xe nên nghỉ ngắt quãng giữa giờ, thư giãn cơ thể, hít thở nhẹ nhàng để giữ sức tập luyện
- Người bệnh cần xây dựng kế hoạch đạp xe hợp lý và thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả. Tần suất đạp xe tốt nhất là 4 buổi mỗi tuần, mỗi lần tập khoảng 20 phút, tối đa là 30 phút
- Không quá gắng sức khi đạp xe, nếu cảm thấy mệt thì nên dừng nghỉ ngơi hợp lý
- Trong thời gian điều trị, người bệnh nên kết hợp với việc ăn uống khoa học, vận động thể lực hợp lý
- Nếu cảm thấy triệu chứng bệnh tăng nặng và cơn đau có xu hướng dữ dội hơn, bạn cần dừng bài tập và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị bệnh bằng phương pháp khác phù hợp hơn
Cách chọn xe phù hợp với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần lựa chọn các loại xe phù hợp với cả thể trạng và tình trạng bệnh lý. Chính vì vậy nếu muốn đạp xe để hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức, bạn nên lựa chọn xe theo các tiêu chí sau đây:
- Chọn loại xe phù hợp với cân nặng và chiều cao của mình. Không ngồi xe có chiều cao yên quá cao hoặc xe có thiết kế quá nhỏ làm ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện
- Chiều dài thân của xe và độ dài sải tay đến cổ xe phải phù hợp với độ dài cánh tay và đảm bảo được sự vừa vặn, thuận tiện khi điều khiển xe
- Lựa chọn xe đạp được thiết kế phần lốp có kích thước lớn để tăng khả năng giảm sóc, giúp hạn chế tác động lực lên đĩa đệm
Xem thêm:
- Các bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất
- Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Chuyên gia chia sẻ
Bài viết trên đây đã giải đáp đến người bệnh thắc mắc”thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?” và một số lưu ý khi đạp xe để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện. Mong rằng những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!