Thoái hóa khớp háng được biết đến là bệnh lý xảy ra theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một trong những khớp rất quan trọng trên cơ thể người. Nếu để tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế, bại liệt suốt đời.
Thoái hóa khớp háng là gì?
Thoái hóa khớp háng là tình trạng lớp sụn ở hai đầu khớp bị bào mòn theo thời gian. Điều này khiến 2 đầu xương cọ sát trực tiếp với nhau gây ra cảm giác đau nhức. Cơn đau ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc lao động nặng.
Thoái hóa khớp ở vị trí này thường xảy ra ở người cao tuổi, trong đó người từ ngoài 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi sau chấn thương hoặc nhiễm trùng khớp.
Nguyên nhân thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân điển hình nhất xảy ra bệnh thoái hóa khớp háng là yếu tố tuổi tác. Tuổi càng cao, khả năng tổng hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng càng kém hiệu quả. Từ đó khiến các cơ quan trên cơ thể dần bị suy giảm chức năng và hệ xương khớp cũng không tránh khỏi sự tác động này. Đến một thời điểm nhất định sẽ gây bùng phát triệu chứng thoái hóa khớp háng.
Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa khớp háng còn có thể mắc phải do một số nguyên nhân sau:
- Chấn thương: Gãy xương, trật khớp háng, rạn khớp háng,… là những chấn thương rất thường gặp khi làm việc, sinh hoạt. Nếu không được điều trị dứt điểm các vị trí này sẽ rất dễ bị tổn thương và sớm bị thoái hóa hơn. Từ đó dẫn đến bệnh thoái hóa khớp háng
- Mắc bệnh thừa cân béo phì: Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên hệ xương khớp. Đặc biệt khớp háng phải chịu sức ép nặng nề trong việc nâng đỡ cơ thể và đảm bảo các cử động sống thường ngày. Điều này đã đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp háng và các bệnh về xương khớp khác
- Thoái hóa khớp háng bẩm sinh: Đây là tình trạng cấu tạo xương khớp háng của trẻ có sự bất thường ngay từ trong giai đoạn hình thành bào thai
- Có tiền sử mắc bệnh xương khớp: Người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lao xương ở khớp háng,… đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng cho người bệnh
Triệu chứng thoái hóa khớp háng
Tương tự như các bệnh thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp háng là căn bệnh có tiến triển chậm. Thời gian đầu các triệu chứng bệnh chưa quá rõ rệt nên đôi khi dễ bị chủ quan bỏ qua. Người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu một chút khi cử động khớp háng đột ngột.
Theo diễn tiến bệnh, các biểu hiện bệnh ngày càng rõ rệt hơn. Mọi người có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu đặc trưng như:
- Đau khớp và cứng khớp háng, cơn đau tăng năng hơn khi di chuyển
- Hình thành các gai xương ở khớp háng khiến khớp bị biến dạng dần mất khả năng vận động khớp háng
- Các cử động gập người, xoay người, dạng chân dần trở nên khó khăn kèm cảm giác đau nhức khó chịu
- Các bó cơ vùng đùi dần có dấu hiệu teo nhỏ, hình dáng đi trở nên bất thường, khập khiễng hoặc phải sử dụng đến nạng hỗ trợ khi di chuyển
Điều trị thoái hóa khớp háng
Việc điều trị thoái hóa khớp háng sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các phương pháp có thể áp dụng gồm có sử dụng thuốc giảm đau và điều trị phẫu thuật.
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị thoái hóa khớp háng có thể là thuốc giảm đau đường uống. Thông dụng nhất là thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ,… Chúng được sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh, làm dịu cảm giác đau và phản ứng viêm.
Với những trường hợp sử dụng thuốc đường uống không đem lại hiệu quả thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tiêm Corticoid Thuốc được dùng để tiêm tại chỗ với mục đích giảm đau, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng gan, thận, làm ảnh hưởng đến dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề khác cho sức khỏe. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng trong y học áp dụng với các trường hợp thoái hóa khớp háng mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng được thuộc điều trị. Tùy vào mức độ tổn thương cụ thể của khớp, bệnh nhân sẽ được tư vấn chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Cụ thể gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Được thực hiện với mục đích hạn chế biến chứng khi khớp háng bị thoái hóa và khắc phục tình trạng chèn ép dây thần kinh và mạch máu
- Thay khớp háng bán phần: Thường được chỉ định với các trường hợp sụn khớp bị bào mòn ở phạm vi hẹp
- Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần: Người bệnh sẽ được thực hiện ghép khớp nhân tạo để phục hồi chức năng vận động. Kỹ thuật này thường được chỉ định với những người bệnh cao tuổi, khớp có dấu hiệu biến dạng nghiêm trọng và không thể phục hồi trở lại
Phòng ngừa thoái hóa khớp háng
Để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường tính linh hoạt và sự dẻo dai cho hệ cơ xương khớp. Giúp cải thiện sức đề kháng và làm chậm tốc độ lão hóa
- Duy trì cân nặng hợp lý với vóc dáng cân đối, tránh để tăng cân quá mức gây áp lực nặng nề cho xương khớp
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đa dạng các loại vitamin, chất xơ, canxi và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp củng cố chức năng hệ xương khớp
- Tránh xa bia rượu, các chất kích thích và các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và phụ gia để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật
- Xây dựng kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện nghiêm túc giúp tầm soát sớm nguy cơ bệnh tật và có phương án khắc phục kịp thời
Khớp háng là một trong những khớp lớn, quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong các cử động của cơ thể. Do đó mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh thoái hóa khớp háng để phòng ngừa, đẩy lùi bệnh hiệu quả. Chúc sức khỏe!