Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý của hệ cơ xương khớp với những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Vì vậy mọi người cần phải biết rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh là gì, triệu chứng ra sao, từ đó tìm ra cách phòng tránh và trị liệu thích hợp nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân mình.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc Cervical spondylosis theo cách gọi quốc tế. Đây là một bệnh lý mạn tính có tính phát triển chậm, bệnh lý gây ra những suy thoái về cấu tạo và chức năng của hệ thống xương ở cột sống cổ bao gồm các đốt xương, đĩa đệm và các tổ chức xung quanh. Bệnh được hình thành đa phần do tuổi tác hoặc có liên quan đến tư thế vận động, sinh hoạt và làm việc, đôi khi bệnh cũng xảy ra do những biến cố bên ngoài tác động.
Thoái hóa ở các đốt sống cổ có thể gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh và làm giảm sút khả năng vận động. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể chịu những tổn thương lớn về hệ thần kinh do các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây nên.
Thông thường bệnh lý này xảy ra đa phần ở những người già, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp phải ở cả lứa tuổi thanh niên.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
- Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến và dễ gặp nhất ở những người bị thoái hóa cột sống cổ. Khi cơ thể con người đến một độ tuổi nhất định, các dưỡng chất trong cơ thể bắt đầu bị mất dần, đặc biệt là canxi trong hệ thống xương cột sống. Điều này làm cho các đốt xương, đĩa đệm bị suy yếu dần, dễ bị tổn thương và gây hạn chế cho việc vận động.
- Tư thế vận động: Việc thực hiện sai tư thế trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, làm việc và di chuyển là một phần nguyên nhân không nhỏ gây nên bệnh lý thoái hóa cột sống. Tùy theo mức độ và tần suất các hoạt động sai tư thế mà bệnh có thể biểu hiện bằng những triệu chứng khác nhau và thời gian suy yếu cũng khác nhau.
- Ngồi quá lâu, ít vận động: Đối với những nhân viên văn phòng, người làm việc với máy tính thường xuyên, tài xế,…. Việc phải ngồi quá lâu cũng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống cổ, đặc biệt nếu môi trường làm việc, nơi bố trí các thiết bị, dụng cụ không phù hợp với vóc dáng khiến cổ phải cúi hoặc ngửa lên nhiều cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở các đốt sống cổ.
- Ngủ trong tư thế thiếu khoa học: Việc kê đầu quá cao hoặc quá thấp cũng là một phần ảnh hưởng đến đốt sống cổ mà mọi người phải nên lưu ý.
- Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn: Việc thiếu hụt dinh dưỡng trong bữa ăn, đặc biệt là canxi, vitamin,…. Khiến cho hệ thống cơ xương khớp mất đi nguồn dinh dưỡng cần thiết và dẫn đến việc thoái hóa theo thời gian.
- Do chấn thương: Tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông hoặc các sự cố trong quá trình luyện tập có tác động đến cột sống vùng cổ đều có thể để lại những di chứng nhất định tùy theo mức độ va chạm. Từ đó làm suy yếu đi cấu trúc các đốt xương và dần dần trở thành tình trạng thoái hóa xương đốt sống cổ. Nếu độ tuổi khi bị tai nạn càng cao, khả năng hồi phục càng trở nên ít hơn.
- Bắt nguồn từ di truyền: Đối với một số trường hợp, các bệnh lý về xương được di truyền qua các thế hệ, đặc biệt nếu cả cha và mẹ đều có bệnh lý về xương cột sống thì nguy cơ con của họ có bệnh lý này cũng khá cao.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý xương khớp có thời gian phát bệnh và tiến triển kéo dài tùy theo nguyên nhân gây nên bệnh. Đa phần ở những giai đoạn đầu người bệnh rất khó cảm nhận được sự thay đổi hoặc mức độ của bệnh. Cho đến thời điểm bệnh lý có những tổn thương nhất định sẽ xảy ra một vài biểu hiện điển hình như:
- Khó khăn trong việc vận động vùng cổ: Các hoạt động như xoay cổ, ngước lên và nhìn xuống bị hạn chế ở một mức độ nào đó. Trong trường hợp này, người bệnh có thể có cảm giác cứng lại hoặc đau nhức nhẹ. Nếu người bệnh tiếp tục cố gắng thực hiện động tác có thể tạo nên những biến chứng nguy hiểm do cột sống cổ bị tổn thương.
- Đau nhức: Các cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện với tần suất từ ít cho đến nhiều, các cơn đau mang tính chất đột ngột, xuất hiện theo từng cơn và đặc biệt là thường xuất hiện trong quá trình hoạt động. Cơn đau thông thường sẽ khởi phát ở vùng đốt sống cổ, sau đó lan xuống bả vai, đau mỏi vai gáy, thậm chí là hai cánh tay.
- Mất cảm giác ở cánh tay: Mất cảm giác ở cánh tay xảy ra ở những giai đoạn bệnh đã tiến triển và phát triển nhiều. Lúc này có thể các dây thần kinh vùng cổ đã có những dấu hiệu bị tổn thương do các nguyên nhân từ đốt sống. Điều này khiến cho các chi, đặc biệt là hai cánh tay xuất hiện những cơn tê buốt và mất cảm giác, khó khăn trong việc điều khiển.
- Cứng cổ: Cứng cổ là một biểu hiện khá là phổ biến, đặc biệt là vào buổi sáng với các điều kiện như: Thời tiết thay đổi đột ngột, tư thế ngủ thiếu khoa học, vận động nặng vùng cổ vào hôm trước,…..
- Lhermitte, dấu hiệu bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ: Hay còn được gọi là dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hoặc nhiều người gọi đó là hiện tượng ghế thợ cắt tóc.
Theo các tài liệu y học, triệu chứng này được miêu tả: Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như thế có một luồng điện di chuyển từ cổ và dọc theo đường của xương cột sống, luồng điện này có thể lan đến cánh tay, các đầu ngón tay và cả chân, các ngón chân.
Đặc biệt khi người bệnh cố gắng cuối người về trước, các biểu hiện càng rõ rệt hơn. Triệu chứng này có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài đến mức khiến người bệnh khó chịu, sợ hãi. Dấu hiệu này xuất hiện khi bệnh lý thoái hóa của người bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần phải điều trị ngay lập tức.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không
Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính, đa phần người bệnh chỉ phát hiện tình trạng khi bệnh đã phát triển trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, bệnh lý này gây ra những tổn hại trên hệ thống xương, cơ và khớp bên trong cơ thể, đây vốn là những cơ quan khó để hồi phục và cần nhiều thời gian để trở về tình trạng ban đầu.
Kèm theo đó, đa phần người bệnh là những người lớn tuổi, cơ thể mất đi nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phục hồi và thời gian phục hồi là chậm hơn rất nhiều so với lứa tuổi thanh niên. Vì vậy, việc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa đốt sống cổ là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh này không cần phải điều trị.
Đối với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các phương pháp chữa trị nhắm vào mục đích chính là giảm bớt hoặc triệt tiêu triệu chứng đau nhức, khó chịu đồng thời hỗ trợ tăng cường cấu trúc và chức năng cơ xương khớp, nâng cao thể trạng. Giúp người bệnh có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày được tốt hơn.
Cùng với những tiến bộ trong công nghệ y học như hiện nay, việc phát hiện sớm tình trạng bệnh đã được cải thiện đáng kể. Kèm theo đó là sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị tiên tiến đã giúp nhiều người bệnh có thể giảm đi cơn đau, nhức và thực hiện được các sinh hoạt một cách bình thường.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Để điều trị các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có rất nhiều phương pháp. Tùy theo mức độ bệnh lý và điều kiện của người bệnh có thể lựa chọn một trong những cách thức dưới đây để điều trị:
Nhóm các phương pháp chữa trị không dùng thuốc
- Thư giãn, nghỉ ngơi: Nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ và chỉ mới xuất hiện ở những giai đoạn đầu, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý tránh cố gắng làm việc quá sức. Trong trường hợp là nhân viên văn phòng hay người làm việc trong một tư thế kéo dài thì nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để thư giãn cơ và xương. Kèm theo đó, người bị đau nhức có thể thực hiện việc chườm nóng hoặc lạnh tùy theo cơ địa để thư giãn, giảm đau.
- Tập vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho người bị thoái hóa đốt sống cổ luôn được các chuyên gia khuyên người bệnh thực hiện khi có cơ hội. Người bệnh có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu để được các hướng dẫn hoặc nhờ chuyên gia tư vấn và thực hiện theo đúng các động tác được chỉ định.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc: Một phần nguyên nhân rất lớn tạo nên bệnh lý đó chính là thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học. Cho nên, việc thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày và thực hiện các hoạt động làm việc đúng chuẩn chính là cách tốt nhất để bảo vệ và hồi phục chức năng cho xương cột sống.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh: Trong đó, các chất kích thích và các chất gây hại cho xương khớp phải được hạn chế tối đa và tốt nhất là không sử dụng đến.
Phương pháp sử dụng thuốc tây y để điều trị
Trong các trường hợp, người bác sĩ sẽ kê các loại thuốc dành cho người bị thoái hóa cột sống cổ nhằm mục đích giảm đau, nâng cao thể trạng cho người bệnh, gồm các nhóm sau:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Paracetamol) hoặc Hydrocodone (Norco), Ibuprofen,…
- Thuốc giãn cơ với tác dụng giảm đau: Cyclobenzaprine,….
- Thuốc chống viêm giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm nơi bị tổn thương: Diclofenac,….
- Thuốc bổ trợ thần kinh có tác dụng giảm thiểu hư tổn cho dây thần kinh: Gabapentin,….
Tùy theo độ tuổi và mức độ, liều lượng thuốc sẽ được chỉ định khác nhau sao cho phù hợp với người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây không thể kéo dài trong thời gian quá lâu vì điều này có thể gây ra những sự ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của người bệnh do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Phương pháp phẫu thuật
Dùng phẫu thuật ngoại khoa để chữa trị là biện pháp cuối cùng khi các bác sĩ đánh giá việc sử dụng các phương pháp khác không đáp ứng với người bệnh. Kèm với đó là tình trạng bệnh lý của người bệnh lúc này cần phải phẫu thuật để chữa trị và khả năng đáp ứng phẫu thuật là cao.
Tuy nhiên, đây chưa phải là biện pháp chữa trị tốt nhất. Theo thống kê tình trạng tái phát bệnh sau phẫu thuật là khá cao và khi đã tái phát thì việc thực hiện cuộc phẫu thuật lần hai là khó hơn nhiều lần.
Phương pháp dùng thuốc nam để chữa trị
Từ các bài thuốc dân gian, nhiều người bệnh đã tìm ra được phương cách thích hợp để làm giảm cơn đau nhức, giúp họ có được cuộc sống tốt hơn. Đồng thời các bài thuốc đều từ những dược liệu từ thiên nhiên nên tác dụng phụ là không đáng kể và có thể sử dụng trong thời gian lâu dài.
Tuy nhiên, để biết chính xác mình có phù hợp với thuốc hay không. Người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các lương y chuyên môn để được tư vấn phù hợp, đặc biệt đối với người cơ địa yếu, người già, phụ nữ có thai, người đang sử dụng thuốc tây y càng phải đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc.
Trong các sản phẩm thuốc nam được bày bán trên thị trường hiện nay, An Cốt Nam được đánh giá là bài thuốc có độ hiệu quả nhất định, được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
An Cốt Nam của phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường không chỉ là một bài thuốc mà trong mỗi sản phẩm là cả một phác đồ điều trị hiệu quả đến từ: Các liều thuốc dùng để uống, cao dán cùng với liệu pháp vật lý trị liệu được hướng dẫn tỉ mỉ. Trong đó thành phần và các phương thức điều chế cũng như tỉ lệ gia giảm đều được chọn lọc và thực hiện bởi các lương y với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa trị các triệu chứng cơ xương khớp cho người bệnh. Tất cả đều mong muốn mang lại sự hiệu quả trong việc trị liệu thoái hóa đốt sống cổ cho người bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng những thông tin thực tế này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bệnh lý để bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe bản thân.