Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng có thể gây ra ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc nắm rõ được những thông tin liên quan đến tình trạng này như tình nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết, phương hướng điều trị là điều vô cùng cần thiết.
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xương cột sống bị bào mòn khiến chúng trở nên xô lệch và không giữ được trạng thái ban đầu. Điều này dẫn đến hiện tượng va chạm giữa các đốt sống cổ, cuối cùng đè nén lên cả những dây thần kinh gần đó. Các bác sĩ thường nhận định đây là vấn đề thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh.
Về cơ bản, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh sau đây:
Dây thần kinh đốt sống cổ
Do tổn thương xảy ra ở cột sống vùng cổ gáy nên những dây thần kinh bị ảnh hưởng đầu tiên chính là dây thần kinh đốt sống cổ. Không những vậy, số lượng dây thần kinh tại khu vực này rất lớn nên thường gây ra những triệu chứng như đau nhức cổ gáy, đau sau đáy hộp sọ, cảm giác mệt mỏi kéo dài, nhức đầu, ăn uống không ngon miệng,….
Dây thần kinh vai và cánh tay
Bên cạnh dây thần kinh ở vùng cổ, thoái hóa đốt sống cổ còn có thể tác động đến những dây thần kinh ở vai và cánh tay. Nguyên nhân là vì những dây thần kinh này đều bắt nguồn từ phần đáy sọ rồi chạy dọc theo vai và cánh tay. Lúc này, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình như: Cảm giác tê ngứa như kiến bò xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, mất cảm giác ở bàn tay, khả năng cầm nắm bị hạn chế, yếu sức ở cánh tay và bàn tay,…
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh chính là thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh có nguy hiểm hay không, các biến chứng thường gặp là gì.
Theo các chuyên gia, tình trạng này nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị sớm thì tỷ lệ hồi phục chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh để bệnh tiến triển trong thời gian dài mà không tiến hành trị liệu thì có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng sau đây:
Tình trạng đau nhức mãn tính
Dây thần kinh khi bị chèn ép trong thời gian dài rất dễ trở nên nhạy cảm và tổn thương. Do đó mà các cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn đồng thời cũng kéo dài lâu hơn. Tình trạng này khiến người bệnh ăn ngủ không ngon, thậm chí khiến tâm trí trở nên căng thẳng và kiệt quệ.
Kém tập trung, thường xuyên mờ mắt, ù tai
Một trong những biến chứng thường thấy ở bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh là tình trạng kém tập trung, mờ mặt, ù tai. Nguyên nhân là vì lượng máu lưu thông lên não bộ và khu vực đầu như tai, mắt bị giảm sút. Thậm chí có một số trường hợp còn bị rối loạn tiền đình.
Hạn chế khả năng vận động của tay
Rất nhiều người bệnh gặp phải tình trạng yếu cơ, mất sức ở tay rồi kéo theo việc vận động ở tay bị hạn chế. Điều này khiến người bệnh bị ảnh hưởng trong quá trình làm việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Có những người bệnh còn bị teo cơ và phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Hội chứng cổ – tim
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh chính là hội chứng cổ – tim. Người bệnh khi mắc phải hội chứng này thường xuyên gặp phải tình trạng tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở, đôi khi còn cả co giật.
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Nguyên nhân là vì bệnh lý này liên quan chủ yếu đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thay vào đó, các phương pháp trị liệu sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa khả năng biến chứng.
Các cách điều trị phổ biến hiện nay gồm có:
Sử dụng thuốc giảm đau
Người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu bằng cách sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như paracetamol. Loại thuốc này tác động đến quá trình truyền tín hiệu gây đau ở cơ thể, nhờ vậy mà người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau không được bác sĩ khuyến khích.
Sử dụng thuốc chống viêm NSAIDs
Bên cạnh thuốc giảm đau, người bệnh cũng có thể sử dụng cả những thuốc chống viêm NSAIDs, đặc biệt là hai loại ibuprofen và naproxen sodium. Những loại thuốc này giúp ức chế quá trình gây viêm, thông qua đó loại bỏ cảm giác đau nhức trong một thời gian ngắn. Giống như thuốc giảm đau, sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm cũng không được khuyến khích.
Các biện pháp giảm đau tại chỗ
Ngoài dùng thuốc uống, người bệnh còn có thể thử áp dụng những biện pháp giảm đau tại chỗ như chườm nóng, chườm lạnh. Dưới sự tác động trực tiếp của nguồn nhiệt nóng hoặc lạnh, các cơ bắp đang co thắt vì cơn đau sẽ thả lỏng nhiều hơn, nhờ vậy mà người bệnh lại bỏ được cảm giác khó chịu. Các biện pháp này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày tuy nhiên với những trường hợp nặng thì ít mang lại hiệu quả cao.
Vật lý trị liệu giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Đây là một trong những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh được nhiều người sử dụng. Các biện pháp trị liệu phổ biến có thể kể đến như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, bài tập thể chất,… Mục đích chính của vật lý trị liệu là giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, giảm tình trạng tê bì tay và cải thiện khả năng hoạt động của cánh tay, bàn tay.
Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Nếu những biện pháp nói trên không giúp người bệnh cải thiện tình hình thì phẫu thuật có thể được xem xét. Phẫu thuật sẽ loại bỏ áp lực đang đè nén lên dây thần kinh cũng như những tổn thương không thể phục hồi ở cột sống cổ. Người bệnh sau phẫu thuật cần được chăm sóc kỹ lưỡng và phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu.
Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, vì vậy người bệnh không thể chủ quan xem thường. Ngay khi có các triệu chứng ban đầu như đau nhức cổ, mỏi vai gáy,… người bệnh nên đi khám ngay tại trung tâm y tế và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.