Thoái hóa cột sống là một trong những vấn đề về xương khớp phổ biến ở độ tuổi trung niên và đang có dấu hiệu trẻ hóa ở những người trẻ. Bệnh lý gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ thoái hóa cột sống là gì và cách điều trị bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Thoái hóa cột sống là gì
Thoái hóa cột sống là bệnh lý khá phổ biến, xuất hiện khi phần đĩa đệm và các khớp xương cột sống bị thoái hóa. Với tình trạng này, người bệnh sẽ không thể vận động bình thường, gây hạn chế trong việc di chuyển và làm ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể.
Thông thường, thoái hóa cột sống thường gặp ở những người bệnh trung niên, có độ tuổi từ 40 đến ngoài 60, đây là những độ tuổi mà cơ thể bắt đầu lão hóa và khó có thể hấp thụ, phát triển như bình thường. Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở các khu vực gai cột sống, thắt lưng cột sống, phần ngạnh của các khớp xương tại cột sống,… Tùy theo từng khu vực bị thoái hóa, người bệnh sẽ gặp các cơn đau nhức tại các phần như thắt lưng, cột sống, cơn đau lan rộng ra cánh tay và gây tê bì.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt căn bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa khi xảy ra ở các độ tuổi trẻ. Nguyên nhân trực tiếp gây ra thoái hóa cột sống chính là do các sụn khớp và vùng đĩa đệm bị lão hóa, không thể thực hiện các chức năng hoạt động của cơ thể. Điều này xảy ra khi các khu vực này chịu nhiều áp lực lớn trong thời gian dài và không kịp thời phát hiện và điều trị.
Bên cạnh đó, căn bệnh thoái hóa cột sống còn do một số nguyên nhân khác như sau:
- Khu vực cột sống bị tổn thương do hoạt động mạnh, tai nạn,..
- Tình trạng lão hóa, thoái hóa sớm ở độ tuổi trung niên
- Cơ thể không được cung cấp đủ các khoáng chất để giúp hệ xương khớp được phát triển, nhất là các chất như canxi, nitrat, photpho,..
- Tư thế làm việc bị sai hoặc thường xuyên làm việc quá sức
- Đĩa đệm hoặc hệ thống dây chằng không có hoặc mất khả năng đàn hồi
- Người đã từng bị chấn thương và phải phẫu thuật tại khu vực cột sống
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú cũng rất dễ mắc các triệu chứng thoái hóa cột sống
- Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, người thân trong gia đình bị mắc thoái hóa cột sống thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, cơ thể không được tập luyện thường xuyên và vận động đúng cách
Nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống còn phụ thuộc rất lớn bởi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, các bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tích cực luyện tập các bài tập để nâng cao chức năng tuần hoàn của hệ thống xương khớp.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Các triệu chứng thường gặp của căn bệnh thoái hóa cột sống rất đa dạng và dễ bị nhầm sang các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác, đặc biệt, các dấu hiệu chuyển từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số triệu chứng của thoái hóa cột sống:
- Xuất hiện các cơn đau tại vùng thắt lưng
- Tê bì tại cánh tay, lan dần xuống các đầu ngón tay
- Chức năng vận động kém, khó để kết hợp di chuyển giữa tay và chân
- Mất thăng bằng, khó để đi lại
- Đau đầu, kèm theo chóng mặt
- Xuất hiện các tiếng kêu lục cục tại các khu vực xương khớp, nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế di chuyển và vận động
- Các cơn đau liên tục tái phát, đặc biệt là các khu vực cột sống
- Mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc, người bệnh xanh xao, gầy yếu
- Hoa mắt, chóng mặt
- Có cảm giác kim châm tại khu vực quanh cột sống
- Mất kiểm soát hoạt động của ruột và bàng quan, đây là triệu chứng nguy hiểm khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối
Theo thống kê, tình trạng thoái hóa cột sống xuất hiện phổ biến ở 2 khu vực chính là đốt sống cổ và đốt sống khu vực thắt lưng. Tùy theo từng vị trí, người bệnh sẽ cảm nhận được rõ rệt các cơn đau để từ đó đưa ra được các chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không
Thoái hóa cột sống là bệnh lý hoàn toàn có thể được chữa khỏi, tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp đối với người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Thoái hóa cột sống không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nếu như phát hiện được các triệu chứng của bệnh thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Thời gian tối thiểu để phát hiện và kiểm soát bệnh là vào khoảng 2 tháng sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh lý.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, ở giai đoạn khởi phát, thoái hóa cột sống nếu được phát hiện kịp thời sẽ được điều trị nhanh chóng và dứt điểm. Ở một số trường hợp, bệnh lý gây ra rất nhiều biến chứng, có thể kể đến:
- Ảnh hưởng đến các chức năng vận động: Người bệnh bị thoái hóa cột sống không thể di chuyển nhanh chóng như người bình thường, trong quá trình di chuyển sẽ gặp các triệu chứng đau nhức, tê bì tay chân, cử động khó khăn
- Các cơn đau lan rộng xuống vùng mông và chân tay: Đi kèm cùng các cơn đau tại khu vực thoái hóa, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau nhức tại vùng mông và chân tay, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt
- Đau ngực: Tình trạng đau ngực sẽ phát triển nếu như người bệnh bị thoái hóa ở vùng cột sống số 6 và 7, gây nên sự chèn ép của các gai xương
- Gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm và gai cột sống
- Suy giảm thị lực, tầm nhìn thu nhỏ, thậm chí có thể bị mù
- Tàn phế, bại liệt
Chẩn đoán thoái hóa cột sống
Đối với những trường hợp được kịp thời thăm khám và điều trị, thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Để điều trị thoái hóa cột sống, người bệnh cần làm các chẩn đoán và xét nghiệm như sau:
- Chẩn đoán lâm sàng: Đối với phương pháp chẩn đoán lâm sàng, người bệnh cần thống kê và theo dõi được cường độ và diễn biến của các cơn đau, thực hiện các thao tác cúi đầu, khom lưng, vươn người,.. để đánh giá mức độ đau nhức.
- Ở một số trường hợp bệnh nặng, cột sống có thể bị biến dạng, người bệnh bị sút cân và nhức mỏi toàn thân.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Đây là bước chẩn đoán chính xác và cụ thể mà bất cứ người bệnh thoái hóa cột sống nào cũng đều phải trải qua. Chẩn đoán cận lâm sàng gồm các bước như: chụp X Quang để kiểm tra các gai xương, mâm đĩa đệm nhẵn, khe đĩa đệm,..; chụp MRI đối với các trường hợp có hiện tượng thoát vị đĩa đệm; xét nghiệm sinh hóa; xét nghiệm tế bào máu ngoại vi,..
Cách điều trị thoái hóa cột sống
Sau khi thực hiện các chẩn đoán và xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng của người bệnh để từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, chính xác. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị, bao gồm cả điều trị Đông y và Tây y.
Điều trị thoái hóa cột sống theo Tây y
Đối với phương pháp Tây y, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc như sau:
- Thuốc giảm đau và chống viêm không chứa Steroid: Có tác dụng giảm đau hiệu quả, cải thiện tình trạng vận động và giảm cứng cổ, cứng khớp,.., bao gồm các loại như piroxicam, diclofenac, indomethacin,…
- Thuốc giảm đau paracetamol: Mang đến tác dụng giảm đau sau 2-4 tiếng, đồng thời kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau hiệu quả
- Thuốc giãn cơ chứa mydocalm: Giúp ức chế phản xạ đơn và đa synap, hỗ trợ lưu thông máu đến các khu vực bị thoái hóa cột sống
- Phẫu thuật: Đối với những trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cải thiện lại chức năng vận động, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và phức tạp, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, hỗ trợ kiểm soát bàng quang,…
Bên cạnh đó, người bệnh thoái hóa cột sống còn có thể được chỉ định điều trị bằng cách châm cứu, xoa bóp, điều trị bằng siêu âm hoặc kích thích điện, nắn chỉnh cột sống,..
Chữa thoái hóa cột sống bằng bài thuốc Đông y
Đối với phương pháp Đông y, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có thể được làm ngay tại nhà vô cùng nhanh chóng và đơn giản:
Bài thuốc 1: Sử dụng cây ngải cứu
Cây ngải cứu là một trong những dược liệu rất tốt, rất dễ trồng và mọc nhiều tại các khu vườn hoặc bờ ruộng. Với tác dụng ôn hòa khí huyết, giảm đau, tiêu viêm, kháng viêm hiệu quả, người bệnh thoái hóa cột sống có thể kết hợp ngải cứu trong các món ăn như ngải cứu hầm, ngải cứu luộc, trứng rán ngải cứu,…
Bài thuốc 2: Sử dụng cây xương rồng
Trong cây xương rồng có chứa một lượng lớn các hoạt chất giúp giải độc, điều hòa khí huyết,hoạt huyết,.. chính vì thế bạn có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống gây nên. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch gai xương rồng, hơ nóng và bọc bằng vải mỏng, đắp trực tiếp lên các khu vực bị đau nhức. Kiên trì làm từ 2-3 lần/ tuần để thấy được công dụng hiệu quả.
Bài thuốc 3: Sử dụng lá lốt và đinh lăng, cây xấu hổ
Lá lốt được biết bởi tính ấm, mang đến tác dụng giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả. Kết hợp cùng lá lốt là các nguyên liệu như đinh lăng, cây xấu hổ khô, sau khi làm sạch bạn cho vào sắc cùng 1-2 lít nước, sử dụng hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể đắp lá lốt tại các khu vực bị đau nhức bằng cách hơ nhẹ trên lửa, sau đó massage nhẹ nhàng. Các cơn đau sẽ biến mất hoàn toàn, mang đến cảm giác dễ chịu và vô cùng thoải mái cho người bệnh.
Phòng tránh thoái hóa cột sống
Để phòng tránh thoái hóa cột sống, bạn cần rèn luyện cho mình thói quen sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp cùng các bài tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với cơ địa của bản thân. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số cách phòng tránh các bệnh lý về xương khớp, nhất là tình trạng thoái hóa cột sống.
- Thay đổi tư thế: Thoái hóa cột sống xuất phát từ tư thế làm việc không đúng, gây nên tình trạng vẹo cột sống, đau nhức xương khớp. Các bạn cần thay đổi thói quen ngồi, chú ý khoảng cách giữa ngực và các bề mặt bàn để tạo nên sự thoải mái trong khi ngồi.
- Không tập luyện hay bê vác các vật quá nặng so với cơ địa của bản thân
- Chú ý tư thế khi ngủ, tránh để bị vẹo cổ, gập đầu sẽ rất dễ gây nên thoái hóa đốt sống tại thắt lưng và khu vực cổ
- Tuyệt đối không nên tự ý vặn bẻ cổ khi mỏi, điều này sẽ làm tăng tình trạng thoái hóa, thậm chí gây nên các chấn thương không đáng có
- Kết hợp luyện tập các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga,..Lưu ý tập luyện với cường độ vừa phải và dưới sự tư vấn của các chuyên gia.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các loại khoáng chất như vitamin, canxi, photpho, protein,.. Ăn nhiều rau củ và uống từ 2-3 lít nước/ ngày
- Không sử dụng các chất kích thích và bia rượu, thuốc lá
Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức về bệnh lý thoái hóa cột sống. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết trong chuyên mục sức khỏe.