Thoái hóa cột sống m47 là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Hướng điều trị ra sao? Nếu bạn đang có chung thắc mắc trên thì hãy cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!
Thoái hóa cột sống m47 là gì?
Trong giải phẫu cột sống, m47 là lý hiệu viết tắt chỉ đốt sống thắt lưng. Do đó thoái hóa cột sống m47 chính là thuật ngữ để chỉ thoái hóa cột sống ở vùng thắt lưng. Đây là hiện tượng diễn ra phổ biến và gây ra nhiều phiền toái cho người mắc.
Bệnh không chỉ gây đơn đớn, nhức mỏi vùng thắt lưng mà còn khiến cử động của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Quá trình thoái hóa sẽ diễn ra dần theo thời gian, do đó rất khó phát hiện bệnh khi ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47
Nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống m47 là do ảnh hưởng của tuổi tác và những yếu tố gây tổn thương đĩa đệm cột sống khác từ bên ngoài. Cụ thể bao gồm:
Ảnh hưởng của tuổi tác
Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần bị lão hóa, bao gồm cả hệ xương khớp, nhất là cột sống. Do đó, người trung niên hoặc từ độ tuổi 50 trở lên không thể tránh khỏi hiện tượng. Tuy nhiên thì không phải người cao tuổi nào cũng bị thoái hóa cột sống m47.
Do hệ quả từ thoái hóa đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm là tấm đệm ngăn cách chuyển động giữa hai đốt sống không cọ xát vào nhau. Khi đĩa đệm bị thoái hóa dần sẽ khiến hai đốt sống giảm ma sát, lâu ngày mài mòn đi và gây thoái hóa cột sống thắt lưng.
Do thừa cân, béo phì
Các nghiên cứu đã chỉ ra rõ những người lười vận động, thừa cân, béo phì có nguy cơ bị thoái hóa cột sống m47 cao hơn. Bởi cột sống là phần khung xương chịu áp lực lớn từ cơ thể. Khi mỡ thừa xuất hiện, chúng sẽ làm tăng thêm áp lực tới bộ phận này, khiến cột sống dễ bị tổn thương, có thể gây thoái hóa. Vị trí thoái hóa cột sống thường gặp nhất là ở vùng thắt lưng.
Ảnh hưởng của các chấn thương
Các chấn thương nghiêm trọng ở thắt lưng hoặc hiện tượng gãy đốt sống có thể là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47. Bên cạnh đó, việc lạm dụng hoạt động thể chất quá mức cũng khiến lưng dưới bị căng thẳng, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47 cũng có thể là do dị tật bẩm sinh, di truyền và các tác động khác.
Triệu chứng thoái hóa cột sống m47
Triệu chứng của bệnh thường phát triển theo thời gian và không rõ rệt. Tới khi bệnh tiến triển được một giai đoạn thì bắt đầu có thể nhận biết thông qua những biểu hiện dưới đây:
- Đau lưng dưới: Đây là dấu hiệu thoái hóa cột sống m47 dễ nhận biết nhất. Cơn đau lưng có thể lan rộng xuống vùng mông, bẹn và đùi, đôi khi là cả hai chân. Cơn đau nhức nhối, âm ỉ hoặc dữ dội. Khi người bệnh ưỡn người, vặn mình hoặc làm việc, cơ đau càng tăng mức độ.
- Vùng thắt lưng khi cử động phát ra âm thanh: Người bệnh có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ lưng khi thực hiện động tác ưỡn người hoặc cúi gập.
- Cột sống thắt lưng bị sưng, co cứng: Nếu cột sống thắt lưng bị thoái hóa thì người bệnh sẽ cảm nhận rõ tình trạng co cứng, sưng viêm. Ở một số trường hợp, hiện tượng này có thể tự thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Lưng mất tính linh hoạt: Khi cột sống m47 bị thoái hóa, việc cử động linh hoạt lưng dường như rất khó khăn với người bệnh. Cơn đau nhức sẽ làm chậm lại những vận động thường ngày của bạn.
Thoái hóa cột sống m47 phải làm sao?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu không phát hiện và điều trị thoái hóa cột sống m47 kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù tình trạng này không thể chữa trị dứt điểm nhưng các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn giúp ngăn chặn và làm chậm lại tốc độ thoái hóa của cột sống như:
- Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu: Đây là phương pháp xuất hiện rất nhiều trong phác đồ điều trị các bệnh về xương khớp. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp giảm nhanh cơn đau nhức, co cứng vùng cột sống, dần dần người bệnh sẽ cảm thấy cử động thoải mái hơn.
- Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng hỗ trợ giúp giãn cơ, bôi trơn khớp. Chườm lạnh có khả năng giảm sưng đau. Kết hợp hai phương pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Xoa bóp: Massage, xoa bóp không chỉ giúp khí huyết lưu thông tốt mà còn cải thiện nhanh cơn đau nhức ở vị trí đốt sống bị thoái hóa.
- Sử dụng thuốc Tây y: Trong một số trường hợp, cơn đau diễn ra dữ dội với mức độ nặng thì người bệnh cần sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau, thuốc tiêu viêm không steroid, thuốc giãn cơ hoặc miếng dán giảm đau.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh thoái hóa cột sống m47. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin bổ ích về bệnh lý này. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!