Thoái hóa cột sống có nên tập gym là thắc mắc của rất nhiều người. Gym là bộ môn thể thao thể hình được ưa chuộng trong những năm trở lại đây với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những bệnh nhân xương khớp thì cần có chế độ luyện tập khoa học và phù hợp. Bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết đừng bỏ qua bài viết sau đây!
Thoái hóa cột sống có nên tập gym?
Khi bị thoái hóa cột sống nhiều người thường hạn chế lại những hoạt động thể chất. Họ cho rằng các bài tập thể thao có thể khiến triệu chứng đau nhức khó chịu trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Theo các chuyên gia, người bệnh thoái hóa cột sống vẫn có thể tham gia các trung tâm tập gym như bình thường. Không những vậy, gym còn sở hữu nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh, ví dụ như:
- Tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt cho các khớp xương cột sống.
- Cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì chân tay. Giúp các cơ bắp ở lưng trở nên vững chãi, rắn chắc hơn.
- Cải thiện vóc dáng và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, tập gym còn giúp cơ thể thư giãn, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc.
Để tập gym đạt hiệu quả tốt nhất, điều quan trọng là người bệnh phải nắm được tình trạng sức khỏe và điều chỉnh mức độ bài tập phù hợp. Đối với những trường hợp bị thoái hóa nghiêm trọng hoặc có nguy cơ biến chứng, gym có thể không phải bộ môn thể thao phù hợp. Thay vào đó, người bệnh nên cân nhắc yoga, đi bộ,…
Nguyên tắc tập gym cho người thoái hóa cột sống
Một số nguyên tắc tập gym cho người bệnh thoái hóa cột sống là:
- Khởi động trước khi tập: Đối với bất kỳ môn thể thao nào thì việc vận động trước khi tập là rất quan trọng. Điều này giúp cơ bắp được căng giãn trước, tránh nguy cơ chấn thương.
- Tập đúng kỹ thuật: Người bệnh thoái hóa khi lựa chọn gym để luyện tập hàng ngày cần nắm rõ được các yếu tố kỹ thuật cơ bản của gym. Người bệnh có thể đăng ký thẻ thành viên ở các trung tâm thể hình và luyện tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Tập với cường độ thích hợp: Gym có nhiều mức độ khác nhau, từ cơ bản cho đến hard core. Với những người bị tổn thương cột sống, các bài tập nhẹ nhàng là thích hợp hơn cả. Người bệnh cũng có thể trao đổi với huấn luyện viên và bác sĩ để xây dựng hệ thống bài tập thích hợp nhất.
- Thời gian luyện tập: Người bệnh không nên tập quá nhiều khi vừa mới bắt đầu, điều này thường gây căng cơ hoặc khiến tình trạng đau nhức xấu đi. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập ngắn 15 phút. Khi cơ thể bắt đầu quen với cường độ vận động thì tăng dần lên 30 hoặc 45 phút.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Trong khi luyện tập gym, người bệnh nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống như đau nhức, sưng tấy hoặc chân yếu sức thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Bài tập gym cho người thoái hóa cột sống
Người bệnh thoái hóa cột sống có thể tham khảo các bài tập gym sau đây:
Bài tập căng cơ đùi
Bài tập này thích hợp với người bệnh thoái hóa bị tê chân hoặc mất sức ở chân vì giúp cơ đùi, gân kheo rắn chắc, khỏe mạnh hơn. Các bước thực hiện như sau:
- Đặt chân lên một bề mặt cao, có thể là ghế hoặc bậc cầu thang, nhớ giữ thẳng lưng trong khi thực hiện tư thế này.
- Người bệnh dần dần hạ thấp phần thân trên về phía chân đang nâng lên cho đến khi cảm nhận được sự căng dãn của cơ đùi sau.
- Giữ nguyên tư thế này trong thời gian 30 giây rồi đổi sang bên chân còn lại. Lặp lại bài tập này ít nhất 3 lần.
Bài tập squat
Squat là dạng bài tập cơ bản, thích hợp cho người mới tập và có thể giúp săn chắc vùng hông, mông và đùi. Các bước thực hiện như sau:
- Người bệnh bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, mũi chân hướng thẳng phía trước.
- Giơ hai tay vuông góc với thân mình, hít vào 1 hơi sâu rồi từ từ hạ thấp người xuống giống như đang ngồi trên ghế.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây thì trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện liên tục squat từ 10 đến 20 lần cho 1 set.
Bài tập gập bụng
Gập bụng cũng là một bài tập gym phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Bài tập này giúp xây dựng các khối cơ vững chắc ở bụng và lưng dưới đồng thời cải thiện tính dẻo dai của xương khớp.
Các bước thực hiện như sau:
- Người bệnh nằm trên một tấm thảm xốp, hai chân co lại và mở rộng bằng vai, hay tay đan lại đặt sau gáy.
- Người bệnh dùng sức của cơ bụng dưới để nâng thân trên lên. Chú ý hóp chặt bụng để không gây tổn thương cho cột sống.
- Lặp lại liên tục từ 10 đến 15 lần hoặc tùy theo mức độ giới hạn của cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh có thể tập gập bụng 2 lần.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề “Thoái hóa cột sống có nên tập gym?”. Bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, người bệnh nên tăng cường dinh dưỡng hàng ngày, tránh các hoạt động mạnh liên quan đến cột sống và đi khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.