Teo cơ chân nếu không được chẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động. Vì thế mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hiện tượng này để chủ động thăm khám và khắc phục kịp thời. Vậy, teo cơ chân nguyên nhân do đâu, phục hồi như thế nào? Dưới đây là những thông tin bạn đọc cần biết.
Nguyên nhân teo cơ chân
Teo cơ chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bao gồm cả các chấn thương từ bên ngoài và bệnh lý khởi phát từ bên trong. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có tính chất di truyền giữa các thế hệ trong một gia đình.

Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng teo cơ gồm có:
Chấn thương trong sinh hoạt, vận động
Trong quá trình sinh hoạt, vận động, rèn luyện thể chất có thể gặp phải một số chấn thương như giãn dây chằng, bong gân, gãy xương đùi,… Các chấn thương này khiến người bệnh phải nằm một chỗ hoặc hạn chế khả năng vận động ở vị trí bị thương.
Sau một thời gian dài không được vận động, các bó cơ khu vực này sẽ dần bị teo nhỏ lại khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi di chuyển sau khi phục hồi sức khỏe. Do đó để tránh tình trạng này, khi bị chấn thương bạn nên tích cực xoa bóp, massage chân kể kích thích tuần hoàn máu, hạn chế nguy cơ bị teo cơ chân do ít vận động.
Teo cơ chân do bệnh lý
Các bệnh lý thường gặp dẫn đến teo cơ chân gồm có bệnh thoát vị đĩa đệm, bại liệt, ung thư, tai biến mạch máu não,….
Những căn bệnh này làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh hoặc người bệnh bắt buộc phải nằm một chỗ, mất khả năng di chuyển. Vì thế quá trình lưu thông máu đi nuôi tế bào cũng kém hiệu quả hơn. Dần dần sẽ gây ra hiện tượng teo cơ.
Yếu tố tuổi tác
Lão hóa cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến nguy cơ teo cơ chân. Càng về già khả năng sản sinh, tổng hợp chất dinh dưỡng đi nuôi cơ khớp sẽ kém hiệu quả hơn. Từ đó kiến các bộ phận này dẫn bị yếu, tê liệt và dẫn đến teo cơ khi tuổi cao.
Yếu tố di truyền
Nguyên nhân di truyền sẽ khiến trẻ em cũng có thể bị theo cơ chân và các vùng cơ khác trên cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra khi trong bộ gen của người bố hoặc người mẹ có sự khiếm khuyết, sai lệch dẫn đến sự xáo trộn protein ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì chức năng bình thường của cơ bắp.
Từ đó khiến các bó cơ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và sẽ yếu đi. Cuối cùng là dẫn đến bệnh teo cơ chân bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Cách phục hồi teo cơ chân
Để khắc phục tình trạng theo cơ và sớm phục hồi chức năng vận động, có thể bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một trong các phương pháp sau:
Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bằng cách tác động lực lên cơ chân bằng các bài tập thể dục hoặc liệu pháp kéo giãn. Mục đích của phương pháp là hạn chế tốc độ teo cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm hiện tượng co cứng cơ. Thông thường người bệnh sẽ được tư vấn điều trị liên tục trong khoảng vài tháng, trong trường hợp teo cơ chân nghiêm trọng có thể phải mất 6 tháng đến 1 năm triệu chứng bệnh mới có dấu hiệu phục hồi.
Kích điện chức năng
Kích điện chức năng là việc sử dụng xung điện kích thích sự co cơ ở các bó cơ bị teo hoặc tê yếu. Để thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ dùng các điện cực truyền dòng điện sau đó kích hoạt sự chuyển động của các bó cơ ở chân bị tổn thương.
Phẫu thuật
Nếu hiện tượng co cơ mức độ nặng được xác định là do chấn thương, thần kinh hoặc suy dinh dưỡng thì người bệnh sẽ được chỉ định phương án phẫu thuật.
Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị máy móc hiện đại và bác sĩ có tay nghề giỏi mới đảm bảo được an toàn cho người bệnh. Do đó không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng đem lại thành công. Hơn nữa chi phí thực hiện cũng rất tốn kém.
Ngoài các biện pháp nêu trên, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện tốt các khuyến nghị dưới đây để sớm phục hồi chức năng vận động:
- Thường xuyên xoa bóp, chườm ấm, chườm nóng lên vùng cơ bị tổn thương để giúp làm mềm cơ, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu đến các cơ. Tạo điều kiện thuận lợi để các mô cơ sớm hồi phục
- Chủ động luyện tập đi sớm, hạn chế ngồi, nằm lâu ở một vị trí. Như vậy sẽ giúp hạn chế tình trạng teo cơ, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe
- Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phục hồi tổn thương như gân bò, thịt chân giò, thịt dê, nước hầm xương lợn,…
Xem thêm:
- Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?
- Cấu tạo đĩa đệm bao gồm: Bao xơ, nhân nhầy, chức năng
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân gây teo cơ chân và cách phục hồi hiệu quả. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc sức khỏe!