Tê chân trái là tình trạng bất kì ai cũng đã từng gặp qua một vài lần. Triệu chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi khi bạn ngồi lâu hay co chân trong thời gian dài. Vậy tê chân trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị bệnh ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích bạn nhé.
Hiện tượng tê chân trái
Tê chân là tình trạng bạn thấy chân tê buốt, có cảm giác lâm râm giống như có kiến bò trên da. Hiện tượng này khá phổ biến và thường gặp khi bạn ngồi lâu một tư thế, ngồi xổm trong thời gian dài. Tê chân trái thường biến mất sau 3 – 5 phút và khi người bệnh đổi tư thế.

Thực tế, đây là hiện tượng thông thường hay gặp khi máu bị lưu thông kém đến các cơ do tư thế ngồi gây ra. Tình trạng này được gọi là tê chân cơ học. Tê chân do nguyên nhân cơ học còn có thể gặp do một số lý do khác như:
- Chấn thương do tai nạn khiến dây thần kinh bị tổn thương, khó hoạt động.
- Tư thế làm việc không đúng như bê vác nhiều vật nặng sai tư thế, đứng lâu một tư thế khiến chân dễ gặp tình trạng tê mỏi nhiều hơn.
- Mang giày cao gót quá nhiều, căng thẳng, mệt mỏi cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới tê bì chân tay.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khi tê chân trái kèm theo các biểu hiện sau thì người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Vậy khi nào tê chân trái trở thành dấu hiệu nguy hiểm và cần để ý? Tê chân trái là biểu hiện của bệnh lý nào? Đây chắc hẳn là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc.
Tê chân trái là bệnh gì?
Tê chân trái được xem là dấu hiệu khởi phát cho một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, xơ vữa động mạch. Cụ thể như sau:
- Thoát vị đĩa đệm: đây được xem là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới tình trạng tê tay, chân ở người bệnh, đặc biệt là chân trái. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài đĩa đệm, chèn ép lên dây thần kinh gây đau, lan xuống chân trái và gây tê chân.
- Thoái hóa cột sống: Theo tuổi tác hoặc do nhiều nguyên nhân như ngồi sai tư thế, làm việc sai tư thế, chấn thương khiến người bệnh bị thoái hóa cột sống. Lúc này chức năng của các đốt sống, sụn khớp bị suy giảm. Các đầu xương va chạm nhiều với nhau và rễ thần kinh, gây ra các cơn tê chân trái.
- Xơ vữa động mạch: Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này là do các khối vật chất bỗng nhiên xuất hiện, chèn hay bám vào các thành mạch gây nên hiện tượng xơ cứng mạch, được gọi là xơ vữa động mạch. Hậu quả làm chậm quá trình lưu thông máu đến các chi, trong đó có chân trái khiến gây ra hiện tượng tê bì.
- Viêm khớp: Khớp chân là một trong những vị trí dễ gặp tổn thương, viêm nhiễm do chấn thương, nhiễm khuẩn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới các cơn tê tì.
- Viêm đa rễ thần kinh: Khi thần kinh ngoại biên gặp các tổn thương sẽ gây ảnh hưởng tới cảm xúc ở tay và chân.
- Hẹp ống sống: Đây là bệnh lý bẩm sinh khi cột sống bị biến dạng, nhỏ hơn bình thường. Rễ thần kinh khi này đi qua các ống sống sẽ gặp cản trở, dẫn tới tình trạng chèn ép, gây ra tê chân trái. Lâu ngày khiến người bệnh gặp tình trạng máu tắc nghẽn khi lưu thông.
Có thể thấy các bệnh lý dẫn tới tê chân trái đều nguy hiểm và cần thời gian dài điều trị. Bệnh sẽ dễ điều trị hơn khi người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Thông thường, khi tình trạng tê chân trái kéo dài liên tục từ 4 tuần trở lên thì bạn nên thăm khám để tìm hiểu được nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh này.
Cách hạn chế tình trạng tê chân trái
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng tê chân trái, người bệnh có thể lưu ý đến một số điểm sau:
- Thường xuyên chăm sóc chân khi công việc cần đứng một thời gian dài, vận động nhiều vùng chân. Các biện pháp có thể áp dụng là massage, ngâm chân với nước ấm kèm với vài lát gừng, muối để tăng cường khả năng lưu thông máu.
- Có chế độ ăn đủ dinh dưỡng: Tăng cường các chất xơ, hạn chế các chất béo, đạm để tránh các bệnh lý như gout. Tăng thêm sự đề kháng cho cơ thể, dẻo dai cho xương khớp, ngăn chặn tình trạng thoái hóa.
- Có tư thế làm việc đúng: Khi công việc cần phải thường xuyên bê, khuân vác nặng, bạn nên tìm hiểu tư thế làm việc đúng, tránh những ảnh hưởng tiêu cực lên khớp xương, đặc biệt là đầu gối, mắt cá chân. Thông thường các tổn thương tại chân thường cần nhiều thời gian điều trị và khó điều trị dứt điểm.
Xem thêm:
- Tê chân tay khi ngủ là do nguyên nhân nào?
- Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
Tê chân trái khi do nguyên nhân cơ học thực ra là điều bình thường của cơ thể, triệu chứng này có thể tự hết, bạn đọc không cần lo lắng. Nhưng khi triệu chứng này liên quan đến bệnh lý cụ thể thì người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám kịp thời để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý nguy hiểm, có phương hướng điều trị kịp thời, đúng cách.