Tê chân tay khi ngủ tưởng chừng là hiện tượng sinh lý bình thường do nằm ngủ sau tư thế. Nhưng đôi khi nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh. Để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tê chân tay khi đi ngủ và biết cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân tê chân tay khi ngủ
Hiện tượng tê chân tay khi ngủ được chia thành 2 nhóm nguyên nhân gồm có nguyên nhân sinh lý và tê chân tay khi ngủ do bệnh lý.

Cụ thể như sau:
Nhóm nguyên nhân sinh lý
Các yếu tố sinh lý có thể dẫn đến tình trạng đi ngủ bị tê chân tay là:
Nằm ngủ sai tư thế
Mỗi ngày mỗi người sẽ ngủ khoảng 6 – 8 tiếng, đây là một khoảng thời gian dài. Nằm đúng tư thế và thường xuyên xoay chuyển tư thế thì sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng đau nhức lưng, đau mỏi cổ vai gáy và tê bì chân tay khi ngủ dậy.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Canxi và các loại vitamin là những chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương, sụn khớp và hệ thần kinh. Thiếu hụt các khoáng chất này sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tê chân tay khi ngủ và gây ra những tác động xấu cho sự phát triển thể chất.
Mang thai
Hiện tượng tê bì chân tay ở phụ nữ khi ngủ rất phổ biến. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu máu nên lượng máu cung cấp đến các chi thường chậm và kém hiệu quả hơn bình thường
Nguyên nhân bệnh lý
Tê chân tay khi đi ngủ có tính chất lặp lại và không do bất kỳ nguyên nhân sinh lý nào thì có thể bạn đã mắc phải mắc bệnh về xương khớp, thần kinh, cột sống.
Những căn bệnh phổ biến nhất mà mọi người cần cảnh giác là:
Thoái hóa đốt sống cổ
Sự thoái hóa của đốt sống cổ sẽ chèn ép trực tiếp lên các dây thần kinh ngoại biên chi phối cảm giác và sự vận động của các chi. Sự chèn ép thần kinh, tủy sống sẽ khiến tay chân bị tê bì, người bệnh có cảm giác như có kiến bò hoặc kim châm bên trong xương thịt, chân tay tê nhức,…
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến đường huyết tăng cao. Từ đó gây tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên và gây ra cảm giác tê chân tay rất khó chịu.
Viêm dây thần kinh ngoại biên
Các dây thần kinh ngoại biên bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của tay chân. Điều này làm hạn chế khả năng cử động của chân tay, gây ra cảm giác tê bì, đau nhức mỗi khi thức dậy.
Bệnh về tim mạch
Hệ tim mạch đóng vai trò vận chuyển máu và oxy đi nuôi tất cả các bộ phận trên cơ thể. Khi hệ tim mạch bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan cách xa tim, chân và tay là những bộ phận như vậy nên rất dễ bị tê chân tay khi ngủ.
Thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ cũng là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng tê chân tay khi ngủ. Bệnh thường khởi phát đột ngột khiến người bệnh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê chân tay,…
Cách chữa tê chân tay khi ngủ
Để sớm khắc phục hiện tượng tê chân tay khi đi ngủ, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị bằng một trong các biện pháp sau:
Thay đổi tư thế ngủ
Người bệnh nên nằm ngủ ở tư thế thoải mái trên nệm cứng, nếu nằm ngửa thì kê một chiếc gối nhỏ ở dưới thắt lưng. Nếu nằm ngủ nghiêng thì kẹp chiếc gối vào giữa hai đầu gối. Điều này sẽ duy trì đường cong sinh lý cho cơ thể. Giúp máu huyết lưu thông ổn định, hạn chế tình trạng tê chân tay khi ngủ.
Thường xuyên vận động thể chất
Vận động, rèn luyện thể lực là cách giúp tăng cường lưu thông máu. Khi đó máu sẽ được vận chuyển đến khắp các bộ phận trên cơ thể, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Hạn chế tình trạng tê yếu cơ và giúp chữa tê bì chân tay khi ngủ.
Sử dụng thuốc Tây

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm tê bì chân tay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết. Tránh lạm dụng thuốc để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh ngoại biên. Vì thế mọi người nên tích cực bổ sung khoáng chất này để sớm cải thiện triệu chứng bệnh.
Bạn cũng nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi,… để tăng cường sức đề kháng, giúp đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh xa chất kích thích, đồ uống độc hại để tránh gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe
Phẫu thuật
Trong trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý ở mức độ nặng thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật khá cao. Hơn nữa chi phí thực hiện cũng rất đắt đỏ, tốn kém.
Xem thêm:
- Tê tay chân là thiếu chất gì? Chuyên gia giải đáp
- Tê tay trái là bệnh gì? Xem ngay để điều trị kịp thời
Trên đây là một số thông tin giải mã hiện tượng tê chân tay khi ngủ và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!