Rách bao xơ đĩa đệm là một dạng tổn thương đĩa đệm khá phổ biến, có khả năng gây ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bạn đã biết bao nhiêu về bệnh lý này? Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là gì? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để bổ sung cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé!
Rách bao xơ đĩa đệm là gì?
Cột sống con người được hình thành nên từ nhiều bộ phận khác nhau, trong đó đóng vai trò quan trọng là các đốt xương và đĩa đệm. Đĩa đệm là phần cơ mềm nằm ở giữa những đốt xương sống, giúp hạn chế ma sát và giảm xóc trong quá trình vận động ở người.
Theo thời gian, đĩa đệm phải chịu nhiều tác động dần trở nên yếu ớt hơn. Lúc này, lớp bao cơ xơ bên ngoài có thể bị bào mòn rồi bị rách, vỡ. Hiện tượng này được gọi là rách bao xơ đĩa đệm, là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình hình thành nên thoát vị đĩa đệm.

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, người có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn là những người thường xuyên lao động nặng nhọc, có đặc thù công việc cần ngồi nhiêu, người cao tuổi, thừa cân béo phì hoặc từng có tiền sử chấn thương cột sống.
Nguyên nhân gây rách bao xơ đĩa đệm
Nguyên nhân gây rách bao xơ đĩa đệm có thể kể đến là:
- Lão hóa: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh. Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta tham gia rất nhiều hoạt động thể chất khác nhau. Điều này khiến đĩa đệm chịu không ít áp lực và trở nên hao mòn theo thời gian. Đến một lúc nào đó, lớp bao xơ bảo vệ bên ngoài không thể chịu đựng thêm được nữa rồi dẫn đến rách, vỡ.
- Chấn thương cột sống: Các loại chấn thương tính chất nặng như tai nạn giao thông, ngã xe, ngã khi chơi thể thao,…cũng có thể là nguyên nhân gây rách bao cơ xơ đĩa đệm. Chấn thương gây ra tác động đột ngột đến các đĩa đệm, khiến lớp bao xơ xơ không chịu nổi áp lực và bị rách. Không những vậy, chấn thương cột sống cũng có thể khiến nguy cơ rách, vỡ đĩa đệm về sau tăng cao hơn.
- Thừa cân, béo phì: Đây không phải là nguyên nhân chính tiếp dẫn đến rách bao cơ xơ nhưng lại khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở mọi người. Khi cân nặng trở nên dư thừa, cột sống, nhất là cột sống thắt lưng phải chịu đựng rất nhiều áp lực. Công thêm việc người béo phì ít vận động, tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn rồi gây ra hiện tượng rách bao xơ đĩa đệm.
Triệu chứng của rách bao xơ đĩa đệm
Khi bệnh xảy ra, người bệnh có thể cảm nhận được một số triệu chứng sau đây:
- Đau đớn ở khu vực cột sống xảy ra hiện tượng rách bao cơ xơ. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc lan rộng ra khu vực gần đó, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
- Hoạt động của cột sống bị hạn chế, người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác như cúi người, căng giãn cột sống, xoay người,…
- Cảm giác tê ngứa hoặc châm chích ở chân, bàn chân hoặc tay, bàn tay. Tình trạng này thường xảy ra khi lớp nhân mềm bên trong đĩa đệm theo vết rách của bao cơ xơ tràn ra ngoài cột sống và chèn lên những dây thần kinh gần đó.
Rách bao xơ đĩa đệm có lành được không?
Có không ít bệnh nhân thắc mắc không biết liệu rách bao xơ đĩa đệm có thể lành lại được không. Theo các bác sĩ, vấn đề này phụ thuộc một số yếu tố khác nhau, ví dụ như tình trạng nghiêm trọng của vết rách, sức khỏe người bệnh cũng như phần nhân bên trong đã rò rỉ ra hay chưa.
Hầu hết các trường hợp phát hiện sớm, mức độ tổn thương chưa quá nặng thì có thể được khắc phục nhanh chóng và có kết quả điều trị cao hơn. Theo đó, những bệnh nhân này có thể sử dụng các biện pháp điều trị như:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Để loại bỏ những cảm giác khó chịu như đau nhức tập trung ở khu vực cột sống có đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như acetaminophen, naproxen, ibuprofen,… Các loại thuốc này ức chế hoạt động của prostaglandin – tác nhân chính gây ra viêm, sưng tấy và các cơn đau.
- Sử dụng thuốc giãn cơ: Đối với những trường hợp đau nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc giãn cơ như baclofen, motrin,… Thuốc khiến cơ bắp đang co thắt lại vì cơn đau được thả lỏng, lưu thông máu trở nên tốt hơn, từ đó giúp xua tan các cảm giác khó chịu mà người bệnh phải chịu đựng.
- Bài tập vật lý trị liệu: Bên cạnh dùng thuốc uống, người bệnh có thể áp dụng thêm cả vật lý trị liệu. Biện pháp này có tác dụng chính là hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giảm đau nhức, thúc đẩy tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Việc luyện tập đều đặn, chăm chỉ có thể giúp người bệnh nhanh chóng bình phục hơn.
Tuy nhiên, với những trường hợp nặng và không còn khả năng tự chữa lành, các bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị khác, ví dụ như phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ phần bao cơ xơ bị rách, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát triển thành thoát vị đĩa đệm cũng như một số biến chứng nguy hiểm khác.
Phòng ngừa rách bao xơ đĩa đệm

Để phòng ngừa tình trạng rách bao xơ đĩa đệm, mọi người nên chú ý một số các vấn đề sau đây:
- Hạn chế các loại áp lực xấu tác động lên cột sống. Nếu có liên quan đến đặc thù công việc, ví dụ như vận động viên hay nhân viên văn phòng, điều quan trọng là nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho cột sống và tránh làm việc quá sức trong thời gian dài.
- Tăng cường thể dục thể thao, nhất là những bộ môn tốt cho sức khỏe cột sống như yoga, gym, bơi lội, đi bộ,…. Mọi người chú ý nên luyện tập vừa sức và hãy dừng ngay nếu xuất hiện những cơn đau bất thường.
- Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, hạn chế tối đa các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá,… Không nên thức khuya, lười vận động hoặc mất kiểm soát cân nặng.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ rau xanh, thịt cám, trứng sữa, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Mọi người không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Xem thêm:
- Lồi đĩa đệm là gì? Có chữa khỏi được không?
- Xẹp đĩa đệm là gì? Có chữa được không và chữa bằng cách nào?
Bài viết hy vọng đã mang lại cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến rách bao xơ đĩa đệm. Để bảo vệ sức khỏe cột sống và đĩa đệm, mỗi người hãy tự xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, lành mạnh, cân bằng cũng như đi khám định kỳ sáu tháng một lần.