Phụ nữ sau sinh bị ho kéo dài không phải hiện tượng hiếm gặp nhưng lại rất ít người biết cách xử lý và khắc phục hiệu quả. Vấn đề cốt lõi là phải biết được nguyên nhân chính xác của tình trạng này để có thể giải quyết từ gốc đến ngọn. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề nói trên có thể theo dõi những thông tin tổng hợp hữu ích trong bài viết sau đây!
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị ho kéo dài
Phụ nữ sau sinh có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau, một trong số đó là ho kéo dài. Tình trạng này khiến không ít chị em lo lắng và thắc mắc không biết bản thân có phải đang mắc bệnh hay không. Theo các bác sĩ, mẹ sau sinh bị ho liên tục có thể liên quan đến một số nguyên nhân sau:
Do cơ thể trở nên nhạy cảm hơn
Khi người phụ nữ mang bầu, cơ thể phải đối mặt với nhiều thay đổi, nhất là hormone nội tiết tố. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có thể vẫn chưa lấy lại cân bằng, vì thế trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Lúc này, người mẹ rất dễ gặp phải các tình trạng rối loạn do thời tiết thay đổi, ví dụ như trở lạnh đột ngột hay không khí nóng ẩm. Hậu quả là đường hô hấp bị kích thích và gây ra hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm kéo dài.
Môi trường không khí không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân thường thấy khiến phụ nữ sau khi bị ho liên tục là môi trường không khí không được đảm bảo. Các vấn đề liên quan đến môi trường sống có thể là: Ô nhiễm bụi bẩn, nấm mốc do lâu không dọn dẹp, phấn hoa, lông của vật nuôi,…
Cơ thể người mẹ vốn đã mẫn cảm hơn bình thường, nay lại phải tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên dễ gây dị ứng sẽ sinh ra phản ứng ho kéo dài. Bên cạnh đó, người mẹ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa ngáy ngoài da,…
Đường hô hấp bị tổn thương
Các mẹ sau sinh bị ho khan, ho kèm đờm kéo dài có thể là do đường hô hấp bị tổn thương. Đối với phụ nữ sinh thường hoặc sinh mổ, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Vì vậy, các vi khuẩn, virus gây hại rất dễ dàng xâm nhập vào hệ thống hô hấp, khiến hốc xoang, niêm mạc họng, lá phổi bị tổn thương. Những bệnh lý này thường gây ra triệu chứng ho kèm theo đó là các hiện tượng: Sưng đau họng, sổ mũi, đau đầu, amidan viêm đỏ, thở khò khè,…
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Đối với những phụ nữ áp dụng biện pháp sinh mổ thì sau khi sinh phải sử dụng một số thuốc điều trị, ví dụ như kháng sinh, để phòng ngừa biến chứng hoặc nhiễm trùng. Các loại thuốc này dù được bác sĩ kê đơn và theo dõi kỹ lưỡng trong quá trình mẹ bỉm sữa sử dụng vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Tác dụng phụ thường thấy của thuốc là ho khan, ho kéo dài không dứt.
Hội chứng tiền sản giật sau sinh
Dù hiếm gặp nhưng có một số trường hợp phụ nữ bị ho kéo dài liên quan đến hội chứng tiền sản giật sau sinh (tên tiếng Anh: Postpartum preeclampsia). Tình trạng này xảy ra khi người mẹ bị cao huyết áp cũng như dư thừa hàm lượng protein trong nước tiểu ngay sau khi sinh con. Hệ quả là người mẹ gặp phải hiện tượng tắc mạch phổi, dẫn đến đau tức ngực, thở hổn hển và ho kéo dài.
Trị ho cho mẹ sau sinh mổ
Việc trị ho cho mẹ sau sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe hiện tại. Không những vậy, các mẹ bỉm sữa cần tránh sử dụng các loại thuốc Tây y vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi con.

Các biện pháp trị ho hiệu quả cho phụ nữ sau sinh có thể kể đến là:
Uống nhiều nước
Các chuyên gia thường khuyến khích người mẹ uống nhiều nước, ít nhất là 1.5lit mỗi ngày. Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể có thể giúp làm dịu tình trạng sưng tấy, đau rát ở cổ họng do ho quá nhiều đồng thời làm loãng dịch đờm và đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Không những vậy, biện pháp này còn giúp tăng cường đề kháng và hạn chế các bệnh hô hấp liên quan đến vi khuẩn, virus.
Các mẹ bỉm sữa có thể linh hoạt thay đổi các loại chất lỏng khác nhau như nước ép hoa quả, sữa thực vật,… ngoài việc dùng nước lọc.
Các mẹo chữa dân gian
Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, mẹ bỉm sữa có thể chuyển sang các bài thuốc dân gian từ thảo dược. Biện pháp này có khả năng cải thiện hiệu quả các triệu chứng dai dẳng khó chịu đồng thời không gây kích ứng cho cơ thể. Một số bài thuốc dân gian thường dùng là:
- Lá húng chanh: Lá húng chanh là một loại rau thơm rất quen thuộc và dễ kiếm, theo y học cổ truyền, húng chanh vị chua, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giảm ho và kháng viêm hiệu quả. Các mẹ có thể sử dụng húng chanh chưng cùng với mật ong dùng uống hàng ngày, cơn ho dai dẳng sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng.
- Mật ong và chanh: Nhắc đến các bài thuốc trị ho dân gian, mật ong và chanh luôn là bộ đôi hoàn hảo nhất. Cả hai loại dược liệu này đều sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp loại bỏ hiệu quả cơn ho và làm dịu cổ họng đang đau rát. Mẹ bỉm sữa có thể áp dụng bằng cách chưng cách thủy chanh cùng với mật ong rồi uống nước cốt thu được hàng ngày.
- Hoa đu đủ đực kết hợp đường phèn: Hoa đu đủ đực cùng với đường phèn là bài thuốc trị ho “bất bại” được ông cha ta áp dụng đã lâu. Theo Đông y, loại hoa này vị đắng, tính bình, có tác dụng giảm ho, giảm sưng họng và sát trùng hiệu quả. Các mẹ có thể tìm mua hoa đu đủ đực về chưng/hấp cách thủy với đường phèn, sau đó dùng nước cốt uống ngày 2 lần là được.
Phụ nữ sau sinh bị ho kéo dài là vấn đề thường thấy nhưng phải được giải quyết triệt để và kịp thời để hạn chế tối đa các nguy cơ xấu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người mẹ tốt nhất nên dành thời gian đi khám để được các bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán, kê đơn điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.