Tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức đang khá phổ biến, thường thấy ở nhiều người. Nhiều bạn đọc băn khoăn, lo lắng khi không biết đây là dấu hiệu của bệnh lý nào? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn hiểu cụ thể hơn về tình trạng tấy đỏ ngón tay này.
Nguyên nhân ngón tay bị sưng đỏ đau nhức
Trước tiên hãy cùng điểm lại xem bạn tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức bạn đang gặp phải có liên quan tới nguyên nhân nào dưới đây không nhé:
- Ngón tay bị nhiễm trùng: Khi không may gặp các vết thương hở tại ngón tay mà không điều trị kịp thời hoặc đúng các an toàn về y khoa, bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng nhiễm trùng, dẫn tới sưng tấy ở ngón tay.
- Bệnh lý viêm khớp: Sự tổn thương các khớp ngón tay nếu không được điều trị tận gốc, triệt để sẽ gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay. Biểu hiện của bệnh này là người bệnh có các cơn đau nhức, sưng đỏ ở ngón tay.
- Bệnh gout: Đây là một bệnh lý khác của viêm khớp, được gây ra do sự tích tụ quá mức axit uric tại các khớp. Bệnh thường gặp nhiều ở chân, tuy nhiên một số trường hợp bệnh cũng xuất hiện ở ngón tay.
- Bệnh xơ cứng bì: Đây là bệnh gây ra do cơ chế tự miễn của cơ thể tấn công vào các mô liên kết. Khi này sự lắng đọng canxi quá mức ở ngón tay gây tắc mạch máu, máu khó lưu thông dẫn tới hiện tượng sưng, tấy đỏ.
Cách khắc phục ngón tay bị sưng đỏ đau nhức
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức, có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng này. Cụ thể như sau:
Cho bàn tay, ngón tay được nghỉ ngơi
Tình trạng ngón tay tấy đỏ, đau nhức thường gặp nhiều ở dân văn phòng hay người thường xuyên phải bê đồ vật nặng. Để khắc phục các cơn đau này, bạn đọc có thể dành thời gian cho các khớp tay được nghỉ ngơi. Chẳng hạn hãy kiêng đánh máy hoặc bê đồ nặng trong vài ngày. Việc làm này sẽ giúp các khớp ngón tay có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi đồng thời tình trạng tấy đỏ cũng giảm bớt.
Chườm lạnh ngón tay bị sưng đỏ đau nhức
Khi các cơn đau kéo dài lâu, mức độ đau nhức tăng cao, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Cho đá lạnh vào khăn sạch và chườm lên các ngón tay bị tấy đỏ khoảng 5 – 7 phút. Bạn sẽ có cảm giác dễ chịu
Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn
Trong trường hợp cần thiết, bạn đọc có thể sử dụng ibuprofen – thuốc chống viêm để hạn chế bớt tình trạng tấy đỏ của khớp ngón tay.
Chế độ dinh dưỡng giàu canxi
Tăng cường các thực phẩm giàu canxi sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đây làm chậm quá trình loãng xương, giúp các xương ngón tay được chắc khỏe hơn.
Bên canh đó sử dụng đa dạng hoa quả, ngũ cốc và các loại hạt cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế được tình trạng viêm.
Điều trị y tế
Trong trường hợp tình trạng tấy đỏ ở ngón tay kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh cần đến bệnh viện để can thiệp y tế. Việc khám chữa kịp thời sẽ giúp giảm bớt các biến chứng khi người bệnh đang mắc phải bệnh lý nào về xương khớp hay viêm nhiễm.
Thông thường việc điều trị y tế sẽ được chỉ định bao gồm:
- Sử dụng thuốc chống viêm để cải thiện tình trạng tay đó
- Sử dụng Steroid nếu tình trạng sưng đỏ bị gây ra do sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể, đôi khi cũng có thể dụng để điều trị nguyên nhân do bệnh gout gây ra.
- Sử dụng thuốc kháng sinh khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Tiến hành can thiệp ngoại khoa khi bệnh nhân bị sưng tấy do viêm nhiễm, có dấu hiệu hoại tử.
Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức khi nào cần đến bệnh viện?
Tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức xảy ra cấp tính, người bệnh có thể thuyên giảm và điều trị tình trạng này ngay tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi ngón tay đau nhức, tấy đỏ kèm theo các dấu hiệu sau người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Việc thăm khám sớm sẽ giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa trị kịp thời.
Bạn đọc có thể lưu ý tới một số dấu hiệu sau:
- Tình trạng tấy đỏ, đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu giảm bớt sau 2 – 3 ngày.
- Chỗ sưng ngày càng tấy đỏ, vị trí sưng lan rộng.
- Các ngón tay có cảm giác ngứa, tê bì như bị kim, ong chích.
- Bàn tay, ngón tay gặp khó khăn trong cử động, cầm nắm đồ vật.
- Người bệnh xuất hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.
- Đặc biệt phụ nữ đang mang thai khi xuất hiện tình trạng tấy đỏ ở ngón tay cần thăm khám ngay để tránh những rủi ro của bệnh lý gây ra.
Phòng ngừa ngón tay bị sưng đỏ đau nhức
Thực tế không có biện pháp cụ thể nào có thể giúp bạn tránh tuyệt đối được tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Tuy nhiên bạn có thể phòng ngừa tình trạng này ở một mức nhất định thông qua những gợi ý dưới đây:
- Tránh các hoạt động mạnh có khả năng gây chấn thương cho ngón tay, bàn tay.
- Thường xuyên thực hiện bài tập xoay cổ tay, ngón tay để gia tăng sự khỏe mạnh, dẻo dai cho khớp ngón tay.
- Tránh cố gắng bê đồ vật vượt quá sức, quá khả năng của cơ thể. Việc làm này gây áp lực lớn lên ngón tay dễ dẫn tới tổn thương, gãy xương ngón tay.
- Khi công việc cần thường xuyên bê vác đồ nặng, dùng lực nhiều ở ngón tay nên sử dụng nẹp cố định để giảm bớt nguy cơ tổn thương.
- Có chế độ ăn hợp lý để kiểm soát cân nặng, phòng ngừa bệnh lý về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp ngón tay.
- Với người thường xuyên làm việc văn phòng, hay sử dụng miếng kê, đỡ cổ tay khi đánh máy để hạn chế áp lực, tổn thương cho khớp ngón tay.
Bạn đã biết những thông tin quan trọng xoay quanh ngón tay bị sưng đỏ đau nhức qua nội dung bài viết. Từ những thông tin bổ ích này chắc hẳn bạn đọc đã biết cách phòng ngừa cũng như chăm sóc ngón tay khi gặp phải tình trạng trên. Chúc bạn đọc sức khỏe!