Hiện tượng nằm xuống là ho có thể xảy ra với tất cả mọi người, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nghỉ ngơi và khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Các biện pháp khắc phục hiệu quả là gì? Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây đi tìm lời giải đáp nhé!
Nằm xuống là ho là bị làm sao?
Ho không phải là vấn đề hiếm gặp, tình trạng này thường liên quan đến một số bệnh đường hô hấp hoặc dị ứng. Tuy nhiên, có không ít người còn gặp phải hiện tượng nằm xuống là ho, khiến thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bị ảnh hưởng không ít. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể kể đến là:

- Cơ thể mẫn cảm với bông vải: Ho khi nằm xuống có thể không liên quan đến bệnh tật mà do cơ thể người bệnh mẫn cảm với bông vải từ gối, chăn hoặc nệm giường. Đa số các đồ vật này được làm từ sợi bông, dễ hút bụi và bị vi khuẩn xâm nhập nếu không giặt giũ thường xuyên. Khi tiếp xúc gần với chúng, các dị nguyên này theo không khí đi vào đường thở, khiến người bệnh ho liên tục.
- Độ ẩm không khí ở mức thấp: Không gian và môi trường phòng ngủ quá khô và lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị ho khi nằm xuống. Do độ ẩm không khí thấp, vùng xoang và cổ họng của bệnh nhân rất dễ bị kích ứng, cuối cùng cơ thể xuất hiện phản ứng ho.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Có một số trường hợp nằm xuống là ho có liên quan đến tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, cụ thể hơn là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi cơ thể trong tư thế nằm, axit dịch vị tích tụ bên trong bao tử có thể đẩy ngược lên phía trên thực quản, khiến niêm mạc họng bị kích thích, dẫn đến hiện tượng ho. Thậm chí người bệnh còn gặp phải cảm giác ghê cổ, chua miệng và buồn nôn.
- Các bệnh lý liên quan hệ thống hô hấp: Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này chính là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, ví dụ như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm mũi dị ứng,… Các bệnh lý hô hấp có thể khiến lỗ mũi, hốc xoang, cổ họng bị tích tụ chất đờm nhầy. Khi nằm xuống, đờm nhầy khiến bệnh nhân hô hấp khó khăn. Lúc này, cơ thể phản ứng lại bằng cách ho để giúp quá trình hít thở diễn ra dễ dàng hơn.
- Cơ thể thiếu khoáng chất sắt: Sắt là một trong năm khoáng chất thiết yếu và rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt giúp cơ thể sản xuất ra tế bào hồng cầu trong máu, chính vì vậy mà thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, ví dụ như phù nề. Nếu người bệnh bị phù nề nằm xuống, phần gáy rất dễ bị kích thích rồi gây ra hiện tượng ho khan.
Cứ nằm lại ho nhiều là bị bệnh gì?
Bên cạnh hiện tượng nằm xuống là ho, nhiều người còn gặp phải tình trạng ho nhiều khi nằm. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Các bệnh tai mũi họng mãn tính: Các bệnh lý về tai mũi họng mãn tính được cho là nguyên nhân thường thấy nhất khiến người bệnh ho nhiều khi ngủ. Lúc này, các khu vực thuộc hệ hô hấp của bệnh nhân như mũi, họng và phổi thường có đờm nhầy tích tụ. Trong tư thế nằm, đờm nhầy sẽ khiến bệnh nhân khó thở và hô hấp khó khăn. Cơn ho giống như một phản xạ có điều kiện nhằm loại bỏ dị vật bên trong đường thở.
- Trong phòng ngủ có các vật chất gây dị ứng: Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, hiện tượng khi nằm lại ho nhiều còn có thể liên quan đến việc trong phòng ngủ có các vật chất gây kích ứng đường thở, ví dụ như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú nuôi,… Khi chúng xâm nhập vào đường thở, cơ thể rất dễ phản ứng lại bằng các cơn ho kéo dài liên tục.
- Phòng ngủ quá lạnh hoặc không khi quá khô: Tình trạng ho liên tục khi nằm ngủ dù cơ thể không có bệnh lý nền thường xuất phát từ vấn đề môi trường không khí bên trong phòng ngủ. Nếu môi trường bên trong quá lạnh (ví dụ: Bật điều hòa cả đêm) hoặc quá khô (ví dụ: Do thời tiết, không có máy phun sương), hệ thống hô hấp của người bệnh sẽ bị kích ứng rồi gây ra hiện tượng ho khan kéo dài.
Khi bị ho nên nằm như thế nào?
Để xử lý hiệu quả tình trạng này, người bệnh trước tiên cần quan tâm đến tư thế nằm của mình. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

- Kê cao gối hơn bình thường: Đối với các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm đường hô hấp khiến ho nhiều trong lúc nằm, người bệnh có thể áp dụng cách kê cao gối. Điều này giúp các chất đờm nhầy không gây tắc nghẽn cho đường thở cũng như hạn chế tình trạng axit chảy ngược lên thực quản. Nhờ vậy mà người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
- Không nằm nghiêng, nằm sấp hoặc nằm kê chân: Các tư thế nằm này có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn vì nó khiến hệ hô hấp bị kích thích. Thay vào đó, người bệnh nên chọn tư thế nằm ngửa và nhớ sử dụng gối đầu để cải thiện tối đa triệu chứng khó chịu, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Sử dụng chăn để che kín cổ: Đối với những trường hợp ho khi nằm do không khí trong phòng lạnh và khô có thể sử dụng một chiếc chăn để che kín phần cổ. Điều này giúp vùng cổ được giữ ấm, hạn chế tối đa cơn ho giúp người bệnh nghỉ ngơi tốt hơn.
Bên cạnh việc thay đổi hoặc lựa chọn tư thế nằm thích hợp, người bệnh cũng cần quan tâm đến một số vấn đề khác dưới đây:
- Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ hoặc sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ vào bữa tối để hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
- Giữ gìn vệ sinh phòng ốc, chăn gối, giường nệm sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau dọn, giặt giũ và dùng nước xịt khử phòng. Người bệnh cũng nên lựa chọn các loại bột giặt, nước xả dịu nhẹ và có mùi dễ chịu.
- Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hoặc bất suốt cả đêm. Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên lắp đặt thêm các máy phun sương trong phòng ngủ.
Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thực, thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề nằm xuống là ho. Bên cạnh việc vệ sinh phòng ngủ và lựa chọn từ thế nằm, điều quan trọng nhất là người bệnh nên điều trị dứt điểm nguyên nhân cốt lõi để đảm bảo giấc ngủ đạt được chất lượng tốt nhất.