Lồi đĩa đệm là một dấu hiệu báo trước của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tạo nên những biến chứng nguy hiểm nhất định. Do đó, mọi người hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về phồng lồi đĩa đệm và các cách điều trị bệnh qua nội dung của bài viết dưới đây.
Phồng lồi đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc nằm trong hệ thống xương cột sống và nằm giữa hai đốt cột sống. Chúng có hình cầu với cấu trúc hai phần chính gồm bao xơ và nhân nhầy. Với bao xơ được cấu tạo từ các sợi collagen chắc chắn cùng với nhân nhầy là một hoạt dịch proteoglycans, một dạng keo nhầy, đĩa đệm có chức năng hấp thụ và lan tỏa áp lực mà các đĩa đệm chịu phải từ trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, các đĩa đệm vì thiếu hụt dinh dưỡng hoặc nhiều lý do khác, nhân nhầy bị thoái hóa dần. Lúc này, nhân nhầy trong đĩa đệm vì sức ép của đốt sống mà có hiện tượng phồng to hoặc dồn về một hướng nhất định, gây áp lực lớn cho bao xơ và người ta gọi đây là hiện tượng phồng lồi đĩa đệm.
Nói một cách khác, phồng lồi đĩa đệm là hiện tượng trước khi xảy ra thoát vị đĩa đệm, khi mà nhân nhầy vẫn còn chưa thoát hẳn ra ngoài, bao xơ còn có thể chịu được sức ép của nhân nhầy và chưa hình thành khối thoát vị. Tuy nhiên, tình hình này kéo dài không điều trị sẽ có khả năng biến thành thoát vị đĩa đệm do bao xơ bị hư hại, rách, vỡ,….
Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm
Theo các khảo sát, nguyên nhân dẫn đến phồng lồi đĩa đệm chính là:
Tuổi tác
Đứng đầu trong danh sách các nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm chính là tuổi tác. Trong đó, người bệnh với độ tuổi càng cao, việc thiếu hụt chất dinh dưỡng là điều khó tránh khỏi. Kèm với đó chính là quá trình lão hóa của cơ thể, hệ thống cơ xương khớp không còn được như trước, khả năng hồi phục cũng suy giảm dần.
Vận động sai tư thế
Bao gồm các hoạt động cúi người hoặc xoay người đột ngột, sai tư thế trong các hoạt động sinh hoạt bình thường hay trong lúc tập luyện. Nếu vì thế mà cơ thể bị đau, nhức thì chúng có thể tác động lên hệ thống xương cột sống và làm cho đĩa đệm có những tổn hại nhỏ. Lâu dần các tổn hại nhỏ nếu cứ tiếp tục sẽ làm bao xơ yếu đi và nhân nhầy bắt đầu thoái hóa dần, làm xuất hiện hiện tượng phồng đĩa đệm.
Lối sống, làm việc ít vận động
Đối với người làm văn phòng hoặc người có lối sống lười vận động, việc ít vận động khiến cho đĩa đệm lâu dần bị xơ hóa. Khi đó, nếu có những hoạt động đột ngột hoặc tổn thương thì đĩa đệm rất dễ bị hư hại. Từ đó, hình thành nên hiện tượng phồng đĩa đệm.
Ngủ trong những tư thế phản khoa học
Với các tư thế không đúng trong lúc ngủ, cơ thể rất dễ tác động các lực xấu lên đĩa đệm làm chúng bị lệch hoặc suy yếu dần do tổn thương.
Thường xuyên khuân vác vật nặng
Việc khuân vác vật nặng không đúng cách thường xuyên được xem là một trong những yếu tố khiến xương cột sống suy yếu là nguyên nhân rất dễ dần đến phồng, lồi đĩa đệm thậm chí là thoát vị đĩa đệm.
Thường xuyên mang giày không phù hợp
Tuy là một điều đơn giản và bị mọi người xem nhẹ, nhưng lựa chọn một loại giày hoặc một size giày không phù hợp có những ảnh hưởng nhất định đến xương cột sống và tác động vào đĩa đệm.
Chấn thương
Chấn thương từ tai nạn cho đến các tác động ngoại lực có tác động vào vùng xương cột sống đều có thể tạo nên những hư tổn cho cấu trúc của đĩa đệm.
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, không lành mạnh
Đây là nguyên nhân khiến đĩa đệm, các cấu trúc khác trong cơ xương khớp bị suy yếu.
Đó là các nguyên nhân thường thấy đối với người bệnh được chẩn đoán là phồng đĩa đệm. Ngoài ra, người bệnh lồi đĩa đệm còn có thể bắt nguồn từ tính chất di truyền khi cha và mẹ đều có những bệnh liên quan đến cột sống và đĩa đệm.
Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Lồi đĩa đệm là một bệnh lý thuộc hệ cơ xương khớp, cho nên nếu điều trị thì cần phải duy trì trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khả năng hồi phục nếu được phát hiện và chữa trị sớm là khá cao.
Vì vậy, đối với người bệnh nếu phát hiện những dấu hiệu đau bất thường ở vùng cột sống thì nên nhanh chóng đi khám bệnh sớm và được các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý. Nếu đúng là bệnh phồng lồi đĩa đệm, người bệnh cần phải nhanh chóng chữa trị để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị phồng lồi đĩa đệm
Các phương pháp điều trị bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:
- Dùng thuốc tây y để giảm đau và bổ sung canxi cho xương, khớp.
- Dùng các biện pháp, thủ thuật y học cổ truyền để phục hồi chức năng cho đĩa đệm như: Bấm nguyệt, châm cứu,….
- Sử dụng các bài thuốc nam an toàn được kiểm chứng hiệu quả, dùng để giảm đau và nâng cao chức năng cơ xương khớp.
Xem thêm:
- Bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi, uy tín hiện nay
- Bệnh án thoát vị đĩa đệm – tài liệu không thể thiếu trong quá trình điều trị
Nội dung bên trên cũng là toàn bộ thông tin chúng tôi mang đến cho bạn với căn bệnh lồi đĩa đệm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc bảo vệ và nâng cao hơn nữa sức khỏe bản thân mình.